Đầu hè năm 2025, một nhóm thanh niên Việt Nam trẻ tuổi đã đến thăm di tích Nhà ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, cùng khám phá gen đỏ trong quan hệ hữu nghị Việt-Trung... Dưới chân núi Ngư Phong, di tích ngôi nhà gạch xám mái ngói của Bác Hồ lặng lẽ toát lên vẻ trang nghiêm và yên tĩnh dưới ánh nắng ban mai. Giai đoạn 1943-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sống và làm việc tại đây dưới bí danh“Nguyễn Ái Quốc”, hoạt động với vỏ bọc là một thầy giáo để tiếp tục lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, đồng thời viết nên những tác phẩm quan trọng như Nhật ký trong tù.
Ngôi nhà hai tầng rộng 120m² này trưng bày nhiều hiện vật quý giá như bàn ghế, đèn dầu, bản thảo viết tay của Người. Những bức ảnh tư liệu trên tường tái hiện sống động những năm tháng Người cùng nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật.
“Tận mắt chứng kiến những hiện vật này, tôi như cảm nhận được nhiệt huyết cách mạng của Bác Hồ năm xưa.” – Nguyễn Thị Thu Trang, sinh viên 21 tuổi đến từ Hà Nội, vừa nói với phóng viên vừa chăm chú ghi chép. Cô đặc biệt chú ý đến chiếc áo vải thô vá víu trong tủ kính – minh chứng cho cuộc sống giản dị của Người khi ở Trung Quốc.“Bác dạy thanh niên‘Cách mạng trước hết phải cách tâm’ – tinh thần này mãi là những điều quý báu đáng học tập đối với mọi thế hệ.”
Chiếc bút sắt hoen gỉ, vài tờ truyền đơn ố vàng… lặng lẽ kể về những năm tháng không thể nào quên.
“Đây chính là nơi Bác Hồ làm việc. Từ mùa thu 1943 đến đầu năm 1944, Người đã hoạt động cách mạng tại Liễu Châu. Thời gian tuy ngắn nhưng vô cùng quan trọng, theo tư liệu ghi chép, Người chủ yếu làm việc về 3 mặt: một là khôi phục mạng lưới tổ chức cách mạng, hai là thành lập xưởng in bí mật ở hang Mộc Long, ba là đào tạo cán bộ nòng cốt quanh khu vực Ngư Phong...” Lời kể của hướng dẫn viên khiến du khách và thanh niên Trung-Việt dừng chân nhìn lại, như thấy lại bóng hình gầy guộc của Người đang miệt mài viết lách dưới ánh đèn dầu.
Liễu Châu năm 1943. Những cơn mưa thu dai dẳng. Sông Liễu Giang chìm trong sương ẩm, bến tàu nhộn nhịp công nhân bốc vác hàng hóa thời chiến. Một người đàn ông trung niên mặc áo dài xám, đầu đội nón lá, tay xách rương mây, lặng lẽ bước xuống từ con thuyền gỗ đến từ Tĩnh Tây. Đó chính là lãnh tụ cách mạng Việt Nam – Hồ Chí Minh, mang bí danh“Nguyễn Ái Quốc”.
“Thưa ông, cần tìm nhà trọ không?”– Một thiếu niên chân đất bước tới.
“Có chỗ nào yên tĩnh?”– Hồ Chí Minh hỏi bằng thứ tiếng Hán pha giọng miền Nam.
“Tiệm tạp hóa họ Trần ở hẻm Thanh Vân, chủ tiệm tốt bụng.” – Cậu bé hạ giọng –“ Ông cứ nói là A Dũng giới thiệu.”
Cuộc đối thoại tưởng chừng bình thường ấy thực chất là ám hiệu của tổ chức bí mật. Theo chân cậu bé qua những ngõ hẻm quanh co, Người đến một tiệm tạp hóa nhỏ. Ông chủ họ Trần – liên lạc viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Liễu Châu – đã biến gian nhà sau thành điểm dừng chân đầu tiên của đồng chí Hồ Chí Minh.
Đêm đó, dưới ánh đèn dầu mờ ảo, Bác Hồ bí mật gặp gỡ các đồng chí Việt Nam. Tấm bản đồ Việt Nam vẽ tay được trải ra, Người dùng bút chì khoanh tròn Hà Nội, Hải Phòng:“Thực dân Pháp đang cấu kết với quân Nhật, ta phải hành động nhanh hơn.” Gương mặt gầy guộc của Người trong ánh đèn toát lên sự kiên định.
Hang Mộc Long – nơi nhũ đá tựa hình rồng – năm 1944, trở thành căn cứ hoạt động cách mạng quan trọng. Mỗi đêm, khi Liễu Châu chìm vào giấc ngủ, Hồ Chí Minh cùng đồng đội lặng lẽ vào hang. Họ dựng xưởng in thô sơ trong hốc đá sâu nhất, dùng vải dầu che ánh sáng. Chính tay Người ngồi khắc bản in, thường làm việc đến tận sáng. Một lần sốt rét lên tới 39°C, Người vẫn cố hoàn thành bản khắc“Thư kính cáo đồng bào Việt Nam”.
“Đồng chí Võ Nguyên Giáp trẻ tuổi từng khuyên:‘Thưa Bác, Bác nên nghỉ ngơi.’ Người lau mồ hôi trán:‘In xong mẻ này đã. Mỗi tờ truyền đơn được in ra thì sẽ thêm một người tỉnh ngộ.’ Hang ẩm thấp khiến bệnh khớp của Người tái phát, nhưng Người vẫn cười:‘Vẫn hơn ở trong tù.’ Tinh thần lạc quan của Người luôn tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam.”
Đoàn thanh niên Việt Nam dừng chân trước góc phục dựng bàn làm việc trên tầng hai, chăm chú chép lại những bài thơ chữ Hán của Người. Thời kỳ ở Liễu Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng học tiếng Hán, còn sáng tác thơ tiếng Hán, trong đó có Nhật ký trong tù.
“‘Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần phải càng cao. – Chúng tôi từng học bài thơ này ở Việt Nam, nhưng hôm nay mới biết bài thơ được sáng tác tại đây!” – Quang Diệu, sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM, xúc động chia sẻ.
Khi bài thơ được đọc bằng tiếng Việt và tiếng Hán cùng hòa quyện, nhiều khán giả không cầm được nước mắt. Ông Vương, một người dân Liễu Châu, xúc động:
“Thấy thanh niên Việt Nam trân trọng ký ức chung, tôi là một người Liễu Châu, thực sự cảm động.”