Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền - Chìa khóa mở ra cánh cửa hiện đại hóa cùng giàu

CRI, April 11, 2025
Size:

Trung Quốc giống như một bức tranh ghép đa sắc màu, duyên hải miền đông lấp lánh ánh sáng rực rỡ trên những thành phố hiện đại; miền trung và miền tây chứa đựng những giá trị quý báu về sinh thái và văn hóa; miền đông bắc chứng kiến gang thép đã luyện thành như thế nào; các đặc khu kinh tế ở miền nam là hình mẫu cải cách của các“làng chài hóa bướm”.

Phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền, chính là để mỗi mảnh ghép trong bức tranh đều tỏa sáng rực rỡ, tạo nên một bức tranh lộng lẫy cùng giàu.

Nhịp nhàng là thế nào: Mệnh đề thời đại giải quyết“nỗi phiền muộn ngọt ngào”

Phát triển với tốc độ nhanh trong hơn 40 năm đã mang lại cho Trung Quốc“nỗi phiền muộn ngọt ngào”: khi ánh đèn trong màn đêm tại vùng châu thổ sông Trường Giang ở miền đông phát triển chiếu rọi tới tận chân trời, thì những ngôi làng ở miền tây chỉ có thể dựa vào ánh sáng của những cây đèn dầu; ba nơi Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc đáp tàu cao tốc nửa giờ đồng hồ có thể đến thăm nhau, khoảng cách phát triển lại dường như cách một hố sâu ngăn cách.

Sự mất cân bằng này giống như một người khổng lồ đang đi trên đôi chân cà thọt, vừa làm chậm tốc độ tổng thể, lại vừa có thể dẫn đến“mắc bệnh” ở các bộ phận khác trên cơ thể, tạo nên mâu thuẫn xã hội. Văn hóa Nho gia đề xướng“Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân” (không lo thiếu, mà lo không công bằng), theo đuổi một trạng thái tương đối cân bằng. Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền chính là dốc sức thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực, tránh mất cân bằng quá mức, khiến thành quả phát triển mang lại lợi ích phổ quát cho người dân ở mỗi khu vực một cách công bằng hơn, đã thể hiện sự theo đuổi về phát triển cân bằng, cùng giàu.

Nhịp nhàng như thế nào: Giải mã mật mã quản trị trong trí tuệ năm nghìn năm

Trong quá trình thực hiện phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền, Trung Quốc đã vận dụng trí tuệ kế thừa trong năm nghìn năm. Trước hết, là quan niệm hệ thống, người xưa nói“thiện dịch giả thông bàn vô diệu thủ”, tức là nói người biết chơi cờ không cần thiết phải ra tuyệt chiêu gì, điều cần dựa vào là bày mưu nghĩ kế, đưa ra bố cục tổng thể. Trong quan niệm quản lý đất nước của Trung Quốc từ thời cổ đại đã nhấn mạnh lập kế hoạch tổng thế, đến nay xây dựng thị trường lớn thống nhất cả nước, quy hoạch mạng lưới đường sắt cao tốc“Tám dọc tám ngang”, vừa khéo là quan điểm hệ thống và quan điểm toàn cục này đang được vận dụng trong quản lý đất đất nước.

Tiếp đó là quan điểm hòa hợp, giống như gia phong“Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim” (nếu anh em đồng lòng thì đủ sắc bén để có thể cắt được vàng) được tuân thủ nghiêm ngặt trong gia tộc truyền thống Trung Quốc, quản lý đất nước cũng chủ trương hài hòa, hợp tác, phá vỡ hàng rào hành chính và phân cách vùng miền giữa các khu vực, hợp tác phân phối tài nguyên, cùng trị lý ô nhiễm môi trường, cùng hưởng thành quả phát triển, biến“quét tuyết trước cửa nhà mình” thành“cùng bảo vệ bầu trời xanh”.

Thêm nữa chính là suy nghĩ sâu sắc“tùy theo tình hình địa phương”, vận dụng triết lý“thuận thiên thời, lượng địa lợi, tắc dụng lực thiểu nhi thành công đa” (thuận theo thiên thời, suy xét địa lợi, thì chỉ cần dùng ít sức lực cũng thu được nhiều thành công) vào trong thời đại hiện nay, vùng Giang Nam nhiều sông nước phát triển kinh tế số, miền tây có đất vàng cao và dốc trồng hoa màu đặc sắc, miền đông bắc lấy sức sản xuất chất lượng mới thúc đẩy cơ sở công nghiệp cũ chuyển đổi mô hình hệ thống công nghiệp hướng đến hiện đại hóa, các địa phương ngắm trúng ưu thế của mình, phát triển ngành nghề đặc sắc, thực hiện phát triển chất lượng cao giữa các vùng miền.

Thực hiện kiểu mẫu: Hiện lên bức tranh triển vọng của phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền

Lấy sự phát triển nhịp nhàng giữa Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc làm ví dụ, vùng đất rộng lớn với 216 nghìn km vuông này từng rơi vào tình trạng khó khăn mất cân bằng phát triển khi tập trung quá mức nguồn tài nguyên. Đến nay, ba địa phương này đã phá vỡ hàng rào hành chính, trình diễn bản hòa tấu phát triển sinh động.

Trước hết là xét về tái cấu trúc ngành nghề: hộ kinh doanh thị trường bán buôn hàng hóa nhỏ ở Bắc Kinh di dời đến Hà Bắc, trở thành nhà kinh doanh thương mại điện tử chuyên nghiệp; hạt giống đổi mới sáng tạo tại Trung Quan Thôn Bắc Kinh - thung lũng điện tử của Trung Quốc đơm hoa kết trái tại Khu mới Tân Hải Thiên Tân, hình thành chuỗi vàng“Bắc Kinh sáng tạo + Thiên Tân chuyển hóa + Hà Bắc chế tạo”.

Thêm nữa, xét về mạng lưới giao thông thu hẹp khoảng cách địa lý cuộc sống hàng ngày: Sáng sớm có thể thưởng thức món bánh rán Thiên Tân nổi tiếng cả nước, buổi trưa đến Bắc Kinh họp hành, chập tối có thể đi trượt tuyết ở thành phố Trương Gia Khẩu ở tỉnh Hà Bắc, v.v.. Mạng lưới đường sắt cao tốc dày đặc có thể khiến việc hàng ngày đi lại“xuyên tỉnh” trở thành mốt mới.

Cũng cần xét về trị lý lý sinh thái: Ba nơi Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc phối hợp giám sát chất lượng không khí, thống nhất tiêu chuẩn giảm phát thải, trời xanh mây trắng từ“hàng xa xỉ” biến thành“hàng dùng thường ngày”.

Phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền mà Trung Quốc thực hiện không phải là“cắt chỗ cao lấp chỗ thấp”,“không làm gì vẫn được chia đều”, mà là tạo ra cơ hội mới. Ví dụ, doanh nghiệp ở Thượng Hải đến Tân Cương mở nhà máy, vừa giảm giá thành lại thúc đẩy việc làm; Vùng vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao tích hợp nguồn tài nguyên nghiên cứu khoa học, đã tạo ra thương hiệu sáng tạo cấp thế giới máy bay không người lái DJI (Dajiang Innovation).

Khi kinh nghiệm của miền đông, năng lực sản xuất của miền trung, tài nguyên của miền tây hình thành phản ứng hóa học, năng lực chống rủi ro và tăng trưởng bền vững của người khổng lồ - nền kinh tế Trung Quốc cùng lúc được tăng cường. Trung Quốc đang vận dụng trí tuệ cổ xưa để giải đáp các vấn đề quản lý hiện đại.“Chìa khóa vàng” chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền đang mở ra cánh cửa“hiện đại hóa toàn thể nhân dân cùng giàu”.

Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền của Trung Quốc thông qua nhiều dự án quan trọng để thực hiện bố cục“một bàn cờ” trên cả nước, chủ yếu bao gồm những chiến lược then chốt sau:

1. Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc

Tập trung giải quyết“căn bệnh đô thị” của Bắc Kinh, xây dựng chuỗi công nghiệp“Bắc Kinh nghiên cứu phát triển - Thiên Tân chuyển hóa - Hà Bắc chế tạo”. Việc gỡ bỏ những chức năng phi thủ đô của Bắc Kinh thúc đẩy xây dựng Khu mới Hùng An, xây dựng thí điểm thành phố song sinh kỹ thuật số dẫn đầu toàn cầu.

2. Chiến lược phát triển nhất thể hóa vùng châu thổ sông Trường Giang

Che phủ 41 thành phố gồm Thượng Hải và ở các tỉnh Tô Châu, Chiết Giang, An Huy, xây dựng cụm thành phố cấp thế giới. Năm 2023, tổng chiều dài đường sắt cao tốc vượt 6500 km, ngành công nghiệp vi mạch tích hợp chiếm gần 60% cả nước, thực hiện hơn 150 thủ tục“dịch vụ công trực tuyến” như thẻ bảo hiểm y tế kết nối liên tỉnh.

3. Chiến lược xây dựng Vùng vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao

Tích hợp các ưu thế hoạt động tài chính ở Hồng Công, đổi mới sáng tạo ở Thâm Quyến, sản xuất chế tạo ở Quảng Châu, tái tạo bố cục không gian thông qua các siêu công trình như cầu Hồng Công - Chu Hải - Ma Cao, tổng lượng kinh tế năm 2022 vượt 13 nghìn tỷ NDT, gần bằng với nền kinh tế lớn thứ 10 trên toàn cầu.

4. Chiến lược miền trung và miền tây trỗi dậy

Xây dựng“Kho lương thực Trung Nguyên” và cơ sở ngành chế tạo tiên tiến. Sản lượng lương thực của tỉnh Hà Nam 6 năm liên tục vượt 65 tỷ kg, Khu Phát triển công nghệ mới Đông Hồ Vũ Hán tập trung 18 nghìn doanh nghiệp công nghệ, viễn tải lượng tử của thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy dẫn đầu toàn cầu.

5. Vành đai kinh tế Thành Đô - Trùng Khánh

Xây dựng cực tăng trưởng ở miền tây, số lượng khởi hành của tàu chuyên tuyến Trung Quốc - châu Âu (Thành Đô - Trùng Khánh) chiếm 43% cả nước, quy mô ngành công nghiệp thông tin điện tử vượt 1600 tỷ NDT, thẻ bảo hiểm xã hội đã thực hiện chức năng“thẻ đa dụng” sử dụng ở hai nơi.

 

Nguồn: CMG