Năm 2015, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần đầu tiên của Hợp tác Lan Thương-Mekong được tổ chức. Năm nay, Hợp tác Lan Thương-Mekong chính thức bước sang năm thứ mười. Là cơ chế hợp tác khu vực đầu tiên do sáu nước cùng tham gia nhằm xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai, mười năm qua, dưới sự nỗ lực chung của sáu nước, hợp tác Lan Thương-Mekong trong các lĩnh vực đã đạt được những tiến triển tích cực, trở thành“nền tảng vàng” của hợp tác khu vực.
Sáu nước Lan Thương-Mekong sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lợi ích gắn kết, cùng chia sẻ tương lai. Sau một thập kỷ, sáu nước Lan Thương-Mekong đã tập trung vào ba trụ cột lớn: an ninh chính trị, kinh tế phát triển bền vững và văn hóa xã hội, đồng thời tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên:“kết nối với nhau, hợp tác năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và giảm nghèo”, không ngừng tăng cường xây dựng cơ chế, triển khai hợp tác thiết thực. Dưới sự dẫn dắt mang tính chiến lược của các nhà lãnh đạo sáu nước, các nước Lan Thương-Mekong kiên trì đường lối căn bản và sáng tạo đổi mới, không ngừng củng cố, vun đắp tin cậy chính trị, nỗ lực xây dựng khu vực Lan Thương-Mekong thành khu vực hình mẫu của Sáng kiến“Vành đai và Con đường”, khu vực tiên phong của Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, khu vực thí điểm của Sáng kiến An ninh Toàn cầu và khu vực tiên tiến thực hiện Sáng kiến Văn minh Toàn cầu. Nội dung của Hợp tác Lan Thương-Mekong ngày càng phong phú, hiệu quả, hợp tác tiếp tục được nâng cao.
Một là, tích cực xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Lan Thương-Mekong. Trung Quốc lần lượt cùng Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tuyên bố xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai, đạt được sự bao trùm toàn diện trong khu vực ở cấp độ song phương lẫn đa phương. Đồng thời, Trung Quốc và năm nước dọc sông Mekong tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cộng đồng chung trong các lĩnh vực chức năng như biển, mạng lưới v.v. Một cục diện đa chiều, toàn diện của cộng đồng chia sẻ tương lai Lan Thương-Mekong đang dần hình thành.
Hai là, việc xây dựng cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong không ngừng được hoàn thiện. Là một cơ chế hợp tác đa phương theo mô hình hợp tác giữa các chính phủ, Hợp tác Lan Thương-Mekong duy trì phương châm“lãnh đạo dẫn dắt, bao trùm toàn diện, đa ngành tham gia”, đồng thời không ngừng tìm kiếm những đường lối phát triển mới hiệu quả và khả thi cho cơ chế. Trên cơ sở duy trì tổ chức Hội nghị Nhà lãnh đạo hai năm một lần và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hàng năm, cơ chế của các nhóm công tác ưu tiên thuộc sáu lĩnh vực cấp Bộ trưởng đã vận hành tốt. Trong lĩnh vực an ninh, Trung tâm Hợp tác Thực thi Pháp luật Lan Thương-Mekong đã phát huy vai trò nền tảng chính cho hợp tác thực thi pháp luật trong khu vực, thông qua“Hành động Lan Thương-Mekong An toàn” tiếp tục góp phần xây dựng môi trường ổn định, an toàn trong khu vực Lan Thương-Mekong. Sáu nước đã đạt được kết quả tích cực trong đấu tranh chống tội phạm cờ bạc trực tuyến, lừa đảo viễn thông xuyên biên giới. Dưới khuôn khổ Hợp tác Lan Thương-Mekong, các nền tảng như Trung tâm Nghiên cứu về Mekong toàn cầu, Trung tâm Hợp tác Tài nguyên Nước Lan Thương-Mekong, Trung tâm Hợp tác Môi trường Lan Thương-Mekong, Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp Lan Thương-Mekong v,v, không ngừng được hoàn thiện và phát triển, cung cấp nguồn hỗ trợ trí tuệ vững chắc cho Hợp tác Lan Thương-Mekong.
Ba là, mô hình hợp tác“ưu tiên phát triển, thực chất hiệu quả, dự án làm gốc” ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống dự án Quỹ Hợp tác đặc biệt Lan Thương-Mekong ngày càng hoàn thiện, đến nay đã hỗ trợ triển khai hàng trăm dự án mang lợi ích cho người dân. Tại Myanmar và các nước khác, hàng trăm nhóm dự án“Bội thu Lan Thương-Mekong" đã giúp nông dân địa phương gia tăng sản lượng và thu nhập, cải thiện rõ rệt cảm giác về thụ hưởng, cảm giác hài lòng của người dân địa phương.“Hành động Suối ngọt” giai đoạn 1 đã xây dựng 8-9 dự án hình mẫu cấp nước tập trung và 54 dự án hình mẫu cấp nước phân tán, mang lợi ích cho hơn 10.000 người dân, đem lại lợi ích thiết thực cho các nước lưu vực sông Mekong.
Bốn là, trình độ kết nối trong khu vực Lan Thương-Mekong được nâng cao rõ rệt.“Kết nối cứng” và“kết nối mềm” trong khu vực được phối hợp triển khai đồng bộ. Đường sắt Trung Quốc-Lào, đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville vận hành ổn định; dự án đường sắt cao tốc Trung Quốc-Thái Lan và việc kết nối đường sắt Trung Quốc-Việt Nam được thúc đẩy vững chắc. Đà xây dựng vành đai kinh tế lưu vực Lan Thương-Mekong ngày càng mạnh mẽ. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước dọc sông Mekong đã tăng gấp đôi. Sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, các lợi ích cơ chế như miễn giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư v.v, giúp củng cố sự ổn định và thông suốt của chuỗi cung ứng sản xuất trong khu vực Lan Thương-Mekong, thúc đẩy tăng thêm cơ hội thương mại và đầu tư trong khu vực. Hiệu quả vận hành của mô hình liên vận đường sắt-đường biển, liên vận đường bộ-đường sắt trên hành lang thương mại đường bộ - đường biển quốc tế mới được không ngừng nâng cao. Chủ thể tham gia Hợp tác Lan Thương-Mekong ngày càng đa dạng, sự tham gia tích cực của các địa phương, doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng thúc đẩy Hợp tác Lan Thương-Mekong đi vào chiều sâu và thực tế.
Năm là, sự kết nối tình dân ngày càng được củng cố. Sự gần gũi của nhân dân là nền tảng quan trọng của mối quan hệ hai nước, muốn để nhân dân các nước thân thiết thì cần kết nối tình dân. Là một trong ba trụ cột quan trọng của Hợp tác Lan Thương-Mekong, giao lưu nhân dân được coi là trọng tâm hàng đầu của Hợp tác Lan Thương-Mekong. Mười năm qua, các nước Lan Thương-Mekong không ngừng đẩy mạnh giao lưu nhân dân, thắt chặt hơn kết nối tình dân, triển khai sự hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực du lịch văn hóa, thể thao, giáo dục, truyền thông, tôn giáo, dân tộc v.v, tạo nên nhiều thương hiệu giao lưu nhân dân tiêu biểu như Cuộc thi Sáng tạo Thanh niên Lan Thương-Mekong, Tuần lễ Phim Quốc tế Lan Thương-Mekong v.v, cùng nhau vun đắp nền văn hóa Lan Thương-Mekong với tinh thần“bình đẳng tôn trọng, chân thành tương trợ, thân như một nhà”, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu hữu nghị giữa các nước Lan Thương-Mekong.
Mười năm vun trồng ngàn mẫu xanh, hôm nay gặt hái vụ mùa bội thu. Từ“bức tranh phác thảo” đến“bức họa tinh xảo”, Hợp tác Lan Thương-Mekong đã trải qua thời kỳ ươm mầm, trưởng thành và nay bước vào giai đoạn xây dựng“Hợp tác Lan Thương-Mekong 2.0”. Khu vực Lan Thương-Mekong đang trong giai đoạn kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng. Việc thúc đẩy thực hiện hiện đại hóa là nhiệm vụ lịch sử chung của các nước Lan Thương-Mekong. Nhìn về tương lai, các nước Lan Thương-Mekong sẽ tiếp tục phát huy tinh thần“ưu tiên phát triển, bình đẳng thương lượng, thực chất hiệu quả, cởi mở bao dung”, cùng nhau mở rộng không gian hợp tác trong các lĩnh vực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, kinh tế xanh, tăng cường sự kết nối giữa Hợp tác Lan Thương-Mekong với các cơ chế hợp tác khu vực khác, thúc đẩy Hợp tác Lan Thương-Mekong gắn kết đồng bộ với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, nỗ lực xây dựng khu vực thành trung tâm mới của hợp tác“Phương Nam toàn cầu”. Sáu nước cam kết duy trì chủ nghĩa khu vực cởi mở, bảo vệ chủ nghĩa đa phương chân thật, không ngừng tăng cường xây dựng cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong, củng cố nền tảng dân ý hữu nghị, tích cực thúc đẩy người dân sáu nước tham gia vào Hợp tác Lan Thương-Mekong, cùng chung tay tiến bước, đóng góp“sức mạnh Lan Thương-Mekong” ổn định nhiều hơn nữa cho hòa bình và phát triển khu vực.