Mới đây, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung của Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần để thảo luận về ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương. Các chuyên gia đề nghị Washington nên áp dụng chiến lược"chinh phục Đông Nam Á trong từng lĩnh vực" để ứng phó với sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực. Quốc hội Mỹ đang bận rộn"kê đơn thuốc" nhằm ép buộc các nước Đông Nam Á đứng về phía Mỹ.
Chiến lược được các chuyên gia Mỹ gọi là"chinh phục Đông Nam Á trong từng lĩnh vực", bản chất vẫn là bản sao của cách tiếp cận"củ cà rốt và cây gậy": lôi kéo Đông Nam Á trong các lĩnh vực như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, nhưng lại dựng lên rào cản đối với việc tiếp cận sản phẩm nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự tính toán“vừa muốn ngựa chạy lại không cho ăn cỏ” này từ lâu đã bị các nước Đông Nam Á nhìn thấu. Các nước Đông Nam Á không còn chỉ là quân cờ trên bàn cờ nữa. Trong khi Washington say mê logic bá quyền của việc phong tỏa công nghệ và bành trướng quân sự, các nước Đông Nam Á đã có câu trả lời. Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang viết nên câu chuyện sống động về hợp tác cùng có lợi cùng thắng với những thùng trái cây, những đoạn đường sắt và những cửa khẩu thông minh. Điều Đông Nam Á cần không phải là sức ép buộc phải chọn bên, mà là xe ủi đất để xây dựng đường sá, cầu cống, tàu chở hàng chất đầy nông sản, việc làm cho người trẻ, những phát triển thiết thực này chính là câu chuyện hợp tác mà Trung Quốc và Đông Nam Á chung tay viết nên.
Lấy hợp tác Trung Quốc - Việt Nam làm ví dụ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD vào năm 2024, đạt mức cao kỷ lục. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam với quy mô trên 200 tỷ USD. Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và Philippines trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc về sầu riêng, chuối và mít. Trong đó, 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đằng sau“ngoại giao trái cây” này là sổ sách kế toán dân sinh cho thấy thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một tăng của nông dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ vẫn chưa mở cửa hoàn toàn thị trường cho các loại trái cây Á nhiệt đới Đông Nam Á.
Trí tuệ trong hợp tác Trung - Việt chính đã thoát khỏi cái bẫy của Mỹ nhằm"chinh phục Đông Nam Á trong từng lĩnh vực". Tại Cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Bằng Tường, Quảng Tây, cửa khẩu thông minh xuyên biên giới đầu tiên giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được mục tiêu thông quan không cần người trực 24/24, thời gian chờ đợi của xe tải đã giảm từ 40 giờ xuống còn 14 giờ. Vào giờ cao điểm, có hơn 2.000 xe tải qua lại mỗi ngày.“Đoàn xe lạc đà thép” này không chỉ vận chuyển các sản phẩm điện tử, linh kiện cơ khí mà còn chở theo sinh kế của người dân hai nước.“Hành lang xanh sự sống1369” giữa Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc và Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam đã cứu sống hàng nghìn người trong 10 năm qua.“Hành lang xanh sự sống” mang tên cột mốc biên giới số 1369 giữa hai nước hiện đã được nâng cấp thành nền tảng chia sẻ y tế giữa Quảng Tây, Trung Quốc và Quảng Ninh, Việt Nam.“Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược” là gì? Nghĩa là không xuất khẩu giá trị quan trống rỗng, mà là sự tích hợp sâu rộng của"Trong bạn có tôi, trong tôi có bạn".
Xét cho cùng, mưu toan“chinh phục Đông Nam Á trong từng lĩnh vực” của Mỹ chắc chắn sẽ thất bại ở Đông Nam Á trong thế kỷ 21. Người dân nơi đây đã trải qua nạn cướp bóc thuộc địa và chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, và họ hiểu rõ nhất tầm quan trọng của sự hợp tác cùng có lợi cùng thắng. Đông Nam Á đang bỏ phiếu bằng đôi chân của mình, đi theo con đường hiện đại hóa không đứng về bên nào, không đối đầu, không hy sinh chủ quyền, đang hòa nhập vào xu thế của thời đại hợp tác cùng có lợi cùng thắng.
Nguồn: CMG