Trà kiểu mới của Trung Quốc tỏa hương tại Đông Nam Á

CRI, February 7, 2025
Size:

Trung Quốc là quốc gia có truyền thống lâu đời về ngành trà, hết sức đa dạng trong pha chế. Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn trong việc thưởng thức trà, từ thưởng thức hương vị trà theo kiểu truyền thống, đến kiểu nhanh tiện là trà giải khát pha trộn nhiều hương liệu khác nhau, đây là kiểu thưởng thức mới được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ.

Những năm qua, các thương hiệu trà kiểu mới của Trung Quốc như Bingchun, Mixue, Naixue, RoyalTea, Chagee, MollyTea, v.v., lần lượt đi vào thị trường Đông Nam Á, và nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng. Khi mở rộng kinh doanh và muốn chiếm được thị phần tại nước ngoài, để phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách hàng khác nhau, các thương hiệu trà giải khát của Trung Quốc đã có những thay đổi trong cách pha chế, tạo ra những món đồ uống mới lạ và thu hút lượng lớn người tiêu dùng địa phương.

Tại Đông Nam Á, việc thưởng thức những cốc trà kiểu mới của các thương hiệu Trung Quốc đã trở thành một trong những trào lưu mới trong giới trẻ. Các cửa hàng này thường có thiết kế trang trí bắt mắt, thực đơn đồ uống phong phú từ trà sữa, kem, nước hoa quả, v.v.. Trong một cửa hàng thương hiệu“Bingchun” ở thành phố Hải Phòng, Việt Nam, đông nghịt các bạn trẻ đến“check in”. Trưởng cửa hàng Phạm Hưng cho biết:“Trang trí nội thất mới mẻ, khẩu vị sảng khoái, giá cả hợp lý, do vậy rất được các bạn trẻ yêu thích, chúng tôi một ngày có thể bán ra 700-800 cốc”.

“Đồ uống rất ngon, không những có hương vị chanh, dâu, mà còn có hương thơm nhẹ của trà”. Đến cửa hàng“Bingchun” mua một cốc trà giải khát đã trở thành thói quen của Nuruk, một người sống gần Đại học Băng Cốc.

“Bingchun” là thương hiệu tại nước ngoài của chuỗi thương hiệu trà giải khát Trung Quốc, trụ sở công tỵ mẹ của thương hiệu này nằm ở thành phố Tân Hương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Hiện nay, công ty đã ký kết với hơn 3000 cửa hàng, trong đó có hơn 500 cửa hàng ở nước ngoài, phần lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê, ít nhất đã có 14 thương hiệu trà giải khát Trung Quốc tiến vào thị trường Đông Nam Á, trong đó tốc độ mở rộng nhanh nhất là thương hiệu Mixue. Năm 2018, thương hiệu này mở một cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài là tại Việt Nam. Tính đến nay, thương hiệu này đã mở khoảng 6000 cửa hàng tại 11 quốc gia, trở thành vua trong ngành trà giải khát Trung Quốc tại nước ngoài.

Tháng 12/2023, Naixue mở cửa hàng đầu tiên tại Băng Cốc, Thái Lan, doanh thu trong ngày đầu tiên lên đến 300 nghìn bạt. Ngoài ra, Naixue cũng mở cửa hàng ở nhiều nơi như Sân bay Singapore, Trung tâm Thương mại quốc tế ở Malaysia, v.v..

Thương hiệu Chagee đến từ Vân Nam tập trung vào thị trường trung - cao cấp, tháng 9/2019 mở cửa hàng đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia, trọng điểm là các loại đồ uống trà nguyên vị và sữa tươi nguyên chất, đến nay đã có hơn 100 cửa hàng tại Malaysia.


Khi tiến vào thị trường mới, các thương hiệu của Trung Quốc cũng phải cạnh tranh với các thương hiệu bản địa. Trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thương hiệu, thương hiệu trà giải khát Trung Quốc dựa vào điều gì để nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng địa phương? Nhân sĩ trong ngành cho biết, đó chính là dựa vào sự sáng tạo trong kinh doanh, xem xét đầy đủ sở thích của người tiêu dùng địa phương, như khẩu vị, độ ngọt, hương liệu, v.v., không ngừng nghiên cứu chế ra các sản phẩm trà sữa với các nguyên liệu khác nhau như trái cây, khoai môn, sữa trâu, v.v., tăng thêm sự lựa chọn cho thực khách.

Người phụ trách khu vực Đông Nam Á của thương hiệu MollyTea cho biết, ngay từ trước một năm mở cửa hàng tại Quảng trưởng Siam Thái Lan - cửa hàng đầu tiên tại Đông Nam Á, họ đã đi đến hơn 490 cửa hàng kinh doanh lĩnh vực liên quan xunh quanh khu vực Băng Cốc để tiến hành nghiên cứu thị trường và nhóm người tiêu dùng. Hiện nay, cửa hàng này hàng ngày tiêu thụ ổn định 800 - 1000 cốc.

Sự sáng tạo công thức pha chế kết hợp với nguyên liệu bản địa sẽ khiến sản phẩm trở nên độc đáo hơn, sẽ kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, từ đó có thể tiêu thụ được nhiều hơn. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến các thương hiệu có thể tồn tại và phát triển nhanh chóng tại địa phương. Xem xét đến việc người dân địa phương thích ăn sầu riêng và lòng đỏ trứng, một cửa hàng tại Singapore của thương hiệu RoyalTea đến từ Thâm Quyến đã tung ra món kém lòng đỏ trứng và kem sầu riêng, hai món kem này đứng đầu trong các món kem được cư dân mạng giới thiệu.

Bất kể ngành nghề nào, khi phát triển thì sẽ tạo ra nhiều cú hích tích cực cho kinh tế - xã hội của địa phương. Thương hiệu trà giải khát của Trung Quốc được yêu thích rộng rãi, không những tạo thêm sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng Đông Nam Á, thúc đẩy phát triển văn hóa trà, mà còn thúc đẩy việc làm và phát triển ngành nghề ở địa phương.

Theo số liệu của Công ty Mixue Indonexia, tổng số nhân viên của công ty vào khoảng 250 người, trong đó 96% là nhân viên người bản địa. Công ty còn giúp hơn 1400 đối tác thương mại Indonesia thực hiện tự chủ khởi nghiệp, trực tiếp tạo ra 12,8 nghìn việc làm tại cửa hàng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Trung Quốc Trần Chấn Kiệt cho biết, trà từ xa xưa vốn là hàng hóa lớn trên Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển, đến nay, trà Trung Quốc đi ra nước ngoài dọc theo“Vành đai và Con đường”, mang đến sự trải nghiệm“mật ngọt” mới cho thế giới tiếp sau sự tinh khiết và hương vị của trà Trung Quóc, cũng là sự kế thừa tình hữu nghị truyền thống và biểu đạt mới truyền đi sự tốt đẹp.

Nguồn: CMG