Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 7, hoạt động khảo sát chung của sáu quốc gia Lan Thương-Mê Công về nguồn sông Lan Thương đã được tổ chức tại tỉnh Thanh Hải."Cuộc khảo sát lần này nhằm mục đích giúp 5 quốc gia sông Mê Công hiểu rõ hơn về công tác phát triển và bảo vệ sinh thái dọc sông Lan Thương của Trung Quốc. Nói cho cùng, nhìn thấy là tin tưởng.",ông Trình Đông Thăng, Trưởng phòng đào tạo và thông tin của Trung tâm hợp tác tài nguyên nước cho biết trong quá trình khảo sát.
"Lưu vực sông Lan Thương-Mê Công là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên bị đe dọa bởi hạn hán và lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế của người dân địa phương", Trình Đông Thăng cho biết. Cho nên, việc thực hiện hợp tác phòng chống lũ lụt, hạn hán trên toàn lưu vực là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hiểu lầm giữa các nước Mê Công do ảnh hưởng từ các báo cáo của truyền thông phương Tây về hoạt động của Trung Quốc tại sông Lan Thương. Một số báo cáo cho rằng các con đập do Trung Quốc xây dựng đang ảnh hưởng đến vận tải và chất lượng nước, gây ra hạn hán. Trên thực tế, các trạm thủy điện trên sông Lan Thương không tiêu thụ nước mà điều tiết dòng chảy trên sông một cách khoa học. Ông Trình Đông Thăng giải thích rằng các trạm thủy điện này trữ nước để giảm dòng chảy trong mùa lũ và sau đó tăng dòng chảy trong mùa khô. Biện pháp kiểm soát này đã làm tăng mực nước sông Mê Công trong mùa khô, giảm bớt áp lực kiểm soát lũ trong mùa lũ và cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
"Ví dụ, trong điều kiện tự nhiên, lưu lượng nước ở hạ lưu có thể chỉ 300-400 mét khối/giây trong mùa khô, nhưng thông qua sự kiểm soát của các cơ sở thủy lợi, lưu lượng có thể đạt tới 1.500 mét khối/giây."
Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mê Công đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực phòng chống lũ lụt và hạn hán. Kể từ năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ các nước Mê Công thực hiện hơn 50 dự án kiểu mẫu sinh kế, bao gồm an toàn cấp nước nông thôn, trị lý tổng thể các lưu vực sông nhỏ, giám sát an toàn đập, đào tạo nhân sự v. v. Các dự án này đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Trong số đó,“Kế hoạch hành động Suối ngọt Lan Thương-Mê Công” do Chính phủ Trung Quốc tài trợ đã xây dựng hơn 60 địa điểm kiểu mẫu an toàn cấp nước nông thôn ở các nước sông Mê Công, cung cấp nước uống an toàn cho hơn 10.000 người dân địa phương.
Hợp tác thủy điện Lan Thương-Mê Công cũng đã cải thiện phúc lợi của người dân. Ông Trình Đông Thăng cho biết:"Sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia Lan Thương-Mê Công đòi hỏi một lượng lớn năng lượng. Lào, Myanmar, Campuchia v. v. đều thiếu năng lượng ở một mức độ nhất định. Phát triển thủy điện có thể giảm bớt đáng kể những thiếu hụt này".
Ông Trình Đông Thăng nhấn mạnh cần phải cân bằng giữa phát triển tài nguyên nước và bảo vệ sinh thái. Tỉnh Thanh Hải là thủ phủ của vùng Tam Giang Nguyên, là nguồn của sông Trường Giang, Hoàng Hà và Lan Thương. Kể từ khi thành lập Vườn quốc gia Tam Giang Nguyên vào năm 2021, 1,95 triệu mẫu đồng cỏ bị suy thoái đã được khôi phục, 110.000 mẫu đất bị sa mạc hóa đã được ngăn chặn và quần thể linh dương Tây Tạng đã tăng từ dưới 20.000 lên hơn 70.000.
Ngoài ra, sáu quốc gia Lan Thương-Mê Công đang cùng cải thiện nền tảng chia sẻ thông tin hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mê Công. Kể từ năm 2002, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã cung cấp định kỳ dữ liệu thủy văn mùa lũ của lưu vực sông Lan Thương Thương-Mê Công cho Phòng Thư ký Ủy ban sông Mê Công, và bắt đầu từ tháng 11 năm 2020, bộ này sẽ cung cấp thông tin thủy văn cả năm.