Ngày 15 tháng 7, sáu nước Lan Thương-Mê Công đã tiến hành khảo sát chung về nguồn sông Lan Thương ở tỉnh Thanh Hải. Trong quá trình khảo sát, đại diện của 5 quốc gia sông Mê Công đã chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của mình về hành trình này.
Paradis Someth
Paradis Someth, nhà thủy văn trưởng và chuyên gia kỹ thuật Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công đến từ Campuchia, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án thủy điện Trung Quốc ở lưu vực sông Lan Thương. Ông cho biết, mặc dù lưu vực sông Lan Thương có thể không thích hợp với nông nghiệp, nhưng lại có tiềm năng khai thác tài nguyên thủy điện rất lớn.
Someth cũng đề cập đến công tác giai đoạn đầu tiên của“Nghiên cứu chung về sự biến đổi điều kiện thủy văn và chiến lược thích ứng ở lưu vực Lan Thương-Mê Công” hoàn thành vào tháng 8 năm 2023, trong đó ông đóng vai trò điều phối quan trọng. Ông cho biết:“Bây giờ chúng tôi đang bước vào giai đoạn thứ 2 của nghiên cứu chung, nhằm cung cấp thêm thông tin thủy văn cho lưu vực Lan Thương-Mê Công,” Dự án nghiên cứu này sẽ góp phần giải quyết vấn đề mực nước hồ Tonle Sap Campuchia thấp trong mấy năm nay.
Sivannakone Malivarn
Sivannakone Malivarn, Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Công Lào cũng nhấn mạnh tính quan trọng của dự án thủy điện sông Lan Thương. Malivarn ban đầu giữ thái độ hoài nghi về tác động của dự án thủy điện Trung Quốc lưu vực sông Lan Thương, vì lo ngại lượng nước sẽ giảm xuống. Nhưng sau khi hiểu biết thông tin nhiều hơn trong quá trình khảo sát, ông đã tin rằng những dự án này có thể điều tiết nước dòng sông và phòng tránh lũ lụt hạ nguồn. Ngoài ra, trạm thủy điện Nậm Ngừm 4 do được xây dựng với sự viện trợ của Trung Quốc tại Lào đã mang lại lợi ích to lớn cho Lào.
Chaona Suppanut
Chaona Suppanut, từ Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan nhấn mạnh tính cần thiết của hợp tác Lan Thương-Mê Công để quản lý tài nguyên nước hiệu quả. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng về chia sẻ thông tin thủy văn, điều này có thể giúp Thái Lan và các nước hạ nguồn sông Mê Công khác nắm bắt tình hình nhiều hơn, và chuẩn bị hơn nữa cho sử dụng nước trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thu hút thế hệ trẻ tham gia vào những công tác này, để đảm bảo hợp tác bền vững lâu dài.“Tôi cho rằng sức mạnh tổng hợp của các thế hệ là lực lượng mạnh mẽ nhất cho công cuộc đổi mới.”
Tin Yu Ya Swe
Tin Yu Ya Swe, học viên cao học chuyên ngành phát triển nông thôn của trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đến từ Myanmar cho biết:“Tôi muốn học hỏi hệ thống quản lý tài nguyên nước của Trung Quốc, áp dụng những biện pháp này vào công tác quản lý tài nguyên nước và cải thiện nông nghiệp tại Myanmar. 70% dân số của Myanmar là dựa vào nông nghiệp.” Tin Yu Ya Swe khâm phục những thành tựu Trung Quốc đạt được về sự nghiệp chấn hưng nông thôn, và tin tưởng rằng có nhiều điều đáng học hỏi từ nó.”
Nguyen Dinh Dat
Nguyễn Đình Đạt đến từ Ủy ban Quốc gia sông Mê Công một lần nữa nhấn mạnh về lợi ích thực tế của trạm thủy điện lưu vực Lan Thương-Mê Công. Ông giải thích rằng, những hồ chứa nước này có thể trữ nước vào mùa lũ lụt và xả nước vào mùa hạn hán. Năm 2016, nạn hạn hán do hiện tượng El Nino gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam và nhiều nước sông Mê Công khác. Sự đóng góp của chính phủ Trung Quốc về việc xả nước tại các đập ở thượng nguồn đã giảm nhẹ sự ảnh hưởng của hạn hán. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng về quản lý tài nguyên nước trong việc đảm bảo cung cấp nước, an ninh lương thực và sản xuất kinh tế, cho rằng nó sẽ góp phần cải thiện dân sinh.