Hội thảo tăng cường phát triển bền vững rừng khu vực Lan Thương-Mê Công được tổ chức tại Bắc Kinh

lmcchina.org, March 25, 2024
Size:

Ngày 21 tháng 3, nhân kỷ niệm 8 năm khởi động Hợp tác Lan Thương-Mê Công và là một trong những hoạt động“Tuần lễ Lan Thương-Mê Công” năm 2024, hội thảo tăng cường phát triển bền vững rừng khu vực Lan Thương-Mê Công đã được tổ chức tại Bắc Kinh theo hình thức“trực tuyến và ngoại tuyến”. Hoạt động do Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên Nhà nước Trung Quốc và Tổ chức Rừng châu Á-Thái Bình Dương cùng tổ chức, với sự tham gia của hơn 60 đại biểu cơ quan quản lý lâm nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức quốc tế từ các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, v.v… Hoạt động đã chia sẻ và trao đổi tình hình tiến triển và đề nghị hợp tác về những dự án như quản lý và thị phạm đa chức năng lâm trường rừng nhà nước, nhân giống và bảo vệ các loài cây quý hiếm, kinh doanh rừng bền vững ở khu vực đặc biệt, quy hoạch và thị phạm quản lý tổng hợp hệ thống sinh thái rừng, quản lý và sử dụng rừng đô thị, bảo vệ và phát triển hệ thống sinh thái đất ngập nước công viên quốc gia, v.v…

Hạ Quân, Vụ tưởng Vụ quốc tế Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên cho biết, hoạt động này trùng với Ngày rừng rậm quốc tế lần thứ 12 và“Tuần lễ Lan Thương-Mê Công” năm 2024, nhằm thúc đẩy trao đổi thành quả hợp tác lâm nghiệp khu vực Lan Thương-Mê Công giữa các đồng nghiệp từ các nền kinh tế liên quan, chia sẻ chính sách lâm nghiệp mới nhất và cùng thảo luận về cuộc hợp tác lâm nghiệp khu vực trong tương lai.

Preecha Ongprasert, Vụ trưởng Vụ Ngoại sự Lâm nghiệp Văn phòng Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan cho biết, tài nguyên rừng của 6 quốc gia Lan Thương-Mê Công đang đối mặt với thách thức to lớn, bao gồm nhu cầu của con người ngày càng tăng cao đối với tài nguyên rừng do công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng trưởng dân số, cũng như sự bất ổn do biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra mang lại. Ông kêu gọi mọi nền kinh tế thành viên tăng cường quản lý tài nguyên rừng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững của khu vực này.

Hiện nay, khoảng 60% vốn đầu tư của Tổ chức Rừng châu Á-Thái Bình Dương được dùng để hỗ trợ dự án khu vực này.