Giáo sư Đại học Bắc Kinh: Mỹ lộ rõ tiêu chuẩn kép về phát triển và sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới

lmcchina.org, March 22, 2024
Size:

Ông Địch Côn, giáo sư của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mê Công Toàn cầu (Trung tâm Trung Quốc), trong cuộc phỏng vấn với China.com đã cho biết, Mỹ đang thực hiện những hành vi bá quyền đối với nước láng giềng Mexico trên vấn đề phát triển và sử dụng các dòng sông xuyên biên giới; đồng thời tìm cách“làm đục nước” giữa các quốc gia Lan Thương-Mê Công, nhằm phát triển lợi thế địa chính trị và thao túng chính trị.

Theo ông Địch Côn, sông Colorado và sông Rio Grande bắt nguồn từ Mỹ, có chiều dài lần lượt là 2.320 km và 3.051 km, luôn là cốt lõi của mối quan hệ tài nguyên nước giữa Mỹ vàMexico. Kể từ thế kỷ 18, miền Tây nước Mỹ bùng nổ dân số. Năm 1944, Mỹ và Mexico đã ký hiệp ước về sử dụng hợp lý nguồn nước xuyên biên giới, hai bên nhất trí rằng Mỹ mỗi năm sẽ cung cấp 1,85 tỷ mét khối nước cho Mexico từ sông Colorado, trong khi Mexico sẽ cung cấp 431 triệu mét khối nước đến Hoa Kỳ từ các nhánh sông Rio Grande của Mexico.

Ông Địch Côn cho biết:"Chỉ nhìn vào thỏa thuận chia sẻ nước của Mỹ-Mexico này, Mexico không bị thiệt hại. Vấn đề là Mexico đã quá khô hạn trong những năm gần đây và thực sự không có lượng nước dư thừađể cung cấp cho Hoa Kỳ." Trong số 32 bang ở Mexico, 15 bang được Viện Tài nguyên Thế giới xếp vào loại"cực kỳ khan hiếm nước". Tính đến năm 2020, Mexico đã nợ Mỹ tổng cộng 426 triệu mét khối nước và Mỹ đang buộc Mexico phải trả lại số nước này.

Mỹ đã xây dựng hơn chục con đập trên sông Colorado, trong đó có đập Hoover và đã kiểm soát chặt chẽ nguồn nước của sông này. Nước sông Colorado có thể tưới cho nhiều vùng đất hơn ở Mỹ và Đồng bằng sông Colorado đã trở thành vùng trồng rau và trái cây nổi tiếng ở Mỹ. Ông Địch Côn cho biết:"Từ năm 1998, sông Colorado chưa bao giờ chảy ra biển. Mexico đã mất đi vùng nông nghiệp màu mỡ nhất, nhưng Mỹ không quan tâm gì cả".

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang can dự vào vấn đề tài nguyên nước ở lưu vực Lan Thương-Mê Công và đã phát động một cuộc chiến dư luận gay gắt trong khu vực. Mỹvà các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà vận động hành lang, một số quan chức chính phủ và các báo chí mà Mỹ ủng hộ đã cố tình phóng đại các vấn đề về môi trường và tài nguyên, truyền bá dữ liệu không chính xác và gieo rắc sự bất hòa giữa các quốc gia trong khu vực bằng cách làm suy yếu những nỗ lực của Trung Quốc trong khu vực. Ông Địch Côn chỉ ra:"Điều này nhằm mục đích gieo rắc sự bất hòa và làm suy yếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ở hạ nguồn sông Mê Công. Các phương pháp ứng xử, thủ đoạn của Mỹ đã không ngừng đa dạng hóa".

Ông Địch Côn chỉ ra, Trung Quốc và 5 nước sông Mê Công núi liền núi, sông liền sông, có mối tình hữu nghị truyền thống từ đời này sang đời khác, là đối tác tự nhiên và láng giềng thân thiện. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và 5 nước sông Mê Công luôn cùng có lợi, thân thiện với nhau và phát triển ở mức cao. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ song phương là một cộng đồng chia sẻ tương lai của nhân loại với Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trong khuôn khổ cơ chế của hợp tác Lan Thương-Mê Công, sáu quốc gia Lan Thương-Mê Công đang vững bước xây dựng một cộng đồng tương lai chung chocác quốc gia Lan Thương-Mê Công hướng tới hòa bình và thịnh vượng.

Ông cho biết:“Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ là Trung Quốc dốc sức hợp tác với các nước Mê Công để cùng xây dựng một cộng đồng tương lai chung cho các nước Lan Thương-Mê Công hướng tới hòa bình và thịnh vượng. Cái gọi là lợi ích mà Mỹ mang lại cho các nước sông Mê Công thường là nói suôngchứ không có thật, mục đích là gây bất hòa giữa Trung Quốc vớicác nước sông Mê Công và các nước láng giềng khác, tạo ra những“điểm nóng” tại khu vực sông Mê Công, lôi kéo các quốc gia sông Mê Công lựa chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ."

Ông nói thêm rằng, Mỹlà nước đầu tiên can thiệp vào việc phát triển tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công; sau khi rút lui do thất bại trong Chiến tranh Việt Nam những năm 1970, Mỹ lại“thay đổi diện mạo” và đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về sự phát triển tài nguyên nước trong lưu vực của các nước Lan Thương-Mê Công."Đây là một tiêu chuẩn kép điển hình."

Ông Địch Côn nhấn mạnh, mặc dù Trung Quốc hoan nghênh Mỹ tham gia hợp tác khu vực sông Mê Công với thái độ hợp tác nhưng sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động nào nhằm mục đích xung đột, khiêu khích hoặc phá hoại mối quan hệ. Ông cho rằng, Trung Quốc không gây rắc rối nhưng cũng không sợ rắc rối, ông tin rằng Chính phủ và người dân các nước sông Mê Kông đều có con mắt sáng suốt.“Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng có tương lai chung cho các quốc gia Lan Thương-Mê Công trước sau như một.”