Chuyên gia cho rằng các trạm thủy điện Trung Quốc giúp điều tiết nước dòng sông Mê Công trong thời tiết cực đoan

lmcchina.org, March 20, 2024
Size:

Các chuyên gia gần đây cho biết các trạm thủy điện Trung Quốc giúp điều tiết nước dòng sông Mê Công, cung cấp sự giúp đỡ khẩn cấp cho các quốc gia ở hạ nguồn khi gặp tình trạng thời tiết cực đoan.

Lư Quang Thịnh, Viện trưởng Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Vân Nam, cho biết:“Trạm thủy điện Trung Quốc có thể đóng vai trò điều tiết trong cả thời kỳ mùa nước cạn và mùa nước nổi.”

Điền Phú Cường, giáo sư Khoa Công trình thủy lợi -Thủy điện tại Đại học Thanh Hoa chỉ ra rằng, tài nguyên lượng nước chảy ra từ sông Lan Thương đoạn chảy Trung Quốc chỉ chiếm 13,5% lượng nước cửa sông Mê Công, điều đó có nghĩa là các dự án thủy điện Trung Quốc có tác động hạn chế đối với lượng nước lưu vực hạ nguồn sông Mê Công.

GS. Điền Phú Cường giải thích rằng,“Dự án thủy điện không tiêu hao tài nguyên nước, mà là sử dụng năng lượng nước, đồng thời nó có thể điều tiết nước dòng thiên niên.” Ông nói thêm rằng, sự phát triển và sử dụng của Trung Quốc đối với sông Lan Thương chủ yếu là cho thủy điện, đây là một loại năng lượng sạch. Ông còn chú ý đến, trên dòng chính đoạn chảy ở Lào còn có các hồ chứa nước và trạm thủy điện.

Một nghiên cứu do Ủy ban sông Mê Công, Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mê Công, Viện nghiên cứu Khoa học thủy lợi thủy điện Trung Quốc và Viện Nghiên cứu quản lý nước quốc tế phối hợp thực hiện đã kết luận rằng, trạm thủy điện bậc thang sông Lan Thương có ảnh hưởng tích cực cho lưu lượng và mực nước của dòng sông chính Mê Công vào mùa khô.

Số liệu báo cáo cho thấy, do điều tiết của trạm thủy điện bậc thang sông Lan Thương, lưu lượng và mực nước trạm Thanh Thịnh vào mùa khô năm 2012-2013 đều cao hơn trung bình hằng năm.

Lượng mưa trung bình tháng lưu vực Lan Thương-Mê Công [nguồn: Ủy ban sông Mê Công]

Năm 2019, lưu vực sông Mê Công gặp phải nạn hạn hán cực đoan, lưu lượng nước bị giảm đáng kể. Đồng thời, tỉnh Vân Nam trên lưu vực sông Lan Thương cũng gặp bị hạn hán nghiêm trọng. Từ thượng nguồn đến hạ nguồn, khí hậu cực đoan đã tác động nghiêm trọng đến cả sản xuất và sinh sống trên toàn lưu vực.

Báo cáo năm 2022 của Viện Tổng thiết kế Quy hoạch thủy điện thủy lợi cho thấy, nguyên nhân chính gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng là mùa mưa rút ngắn, lượng mưa gió mùa giảm, hiện tượng EL Nino gây ra nhiệt độ cao bất thường và bốc hơi mạnh.

Mặc dù đối mặt với lượng mưa tự nhiên giảm đáng kể, vào mùa khô năm 2019, hai trạm thủy điện bậc thang chính trên sông Lan Thương là trạm thủy điện Nhu Trát Đò và Tiểu Loan không chỉ xả toàn bộ nước từ dòng chảy cùng kỳ, đồng thời còn xả hết lượng nước đã tích trữ trong hồ chứa nước trước đó, để tăng thêm lưu lượng dòng chảy hạ lưu.

Số liệu của báo cáo cho thấy, hồ chứa nước đã sử dụng dung lượng dự trữ để bổ sung thêm lượng nước lên tới 17 tỷ m³cho hạ nguồn trong mùa khô năm 2019, chiếm 14,7% lượng nước dòng chảy trung bình hằng năm của trạm Thanh Thịnh. Trạm thủy văn Thanh Thịnh là trạm thủy văn đầu tiên của sông Lan Thương vào bán đảo Trung Nam.

Lý Quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi tham gia Hội nghị thượng đỉnh Ủy ban sông Mê Công lần thứ 4 vào năm 2023 và phát biểu tại hội nghị, cho rằng bên Trung Quốc điều tiết khoa họctrạm thủy điện bậc thang sông Lan Thương, phát huy đầy đủ vai trò phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai của“điều tiết khi nhiều và bổ sung khi hạn hán”, giúp đỡ các quốc gia sông Mê Công ứng phó tính trạng hạn hán hiệu quả, mạnh mẽ, và đạt được các mục tiêu“không có thiên tai lớn trong năm đại hạn”.

Để thực hiện sự phát triển bền vững của dự án thủy điện lưu vực Lan Thương-Mê Công, Lư Quang Thịnh đề nghị tăng cường nỗ lực hơn nữa việc chia sẽ số liệu minh bạch. Ví dù, Trung Quốc đã thực hiện lời hứa, đã khởi động một cơ sở chia sẻ thông tin Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mê Công vào ngày 30 tháng 11 năm 2020. Lư Quang Thịnh cho biết, điều quan trọng là phải giới thiệu thêm nhiều công nghệ kỹ thuật số và mô hình hoàn thiện hơn dưới cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mê Công để cung cấp và chia sẻ số liệu đáng tin cậy, giúp cải thiện tính chính xác và hiệu quả của quyết sách.