Viện Nghiên cứu Các vấn đề Thế giới Thành Đô đã tổ chức cuộc đối thoại Think Tank về hợp tác Lan Thương-Mê Công

lmcchina.org, April 10, 2023
Size:

Nhằm chào mừng Tuần lễ Lan Thương-Mê Công lần thứ 6, và chào mừng việc khởi động chính thức của“Năm năm vàng son” Hợp tác Lan Thương-Mê Công. Ngày 28 tháng 3 năm 2023, tọa đàm do Viện Nghiên cứu Các vấn đề Thế giới Thành Đô được tổ chức tại Thành Đô. Hơn 20 chuyên gia và học giả đến từ Lào, Campuchia, Thái, Myanmar và Trung Quốc và các tổ chức liên quan của Think Tank đã được mời để thảo luận về cách tăng cường hợp tác, cùng nhau ứng đối thách thức và thúc đẩy phát triển khu vực.

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ và phân tích hiện trạng và tương lai của cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mê Công từ nhiều góc độ. Trong đó gồm bổ sung công nghiệp trong lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, điều phối trong khu vực đối về tài nguyên nước, những thách thức và phương hướng giáo dục quốc tế giữa Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mê Công, phân tích văn bản về giao lưu cấp cao giữa các nước Lan Thương-Mê Công, phản ứng đối dịch bệnh và nguy cơ vệ sinh công cộng khác, các yếu tố gây mất ổn định từ bên ngoài trong hội nhập khu vực, vấn đề thương mại xuyên quốc gia và tội phạm xuyên quốc gia, sự ảnh hưởng của tiến bộ chính sách nội bộ các nước trong khu vực đối với hợp tác Lan Thương-Mê Công.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của cơ chế hợp tác Lan Thương-Mê Công, các chuyên gia tại cuộc họp nhất trí cho rằng, trước hết các nước cần tăng cường tương tác trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác kinh tế thương mại… thúc đẩy sự  hội nhập sâu rộng của sáng kiến“Vành đai và con đường”, và cơ chế hợp tác Lan Thương-Mê Công, nhằm phục vụ tốt hơn mục tiêu tạo dựng hạnh phúc cho người dân trong khu vực. Thứ hai, cần thiết lập cơ chế bảo vệ sinh thái hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững của các dòng sông, bảo vệ môi trường sinh thái, tích cực xây dựng kinh tế xanh của khu vực. Đồng thời, các học giả cũng kêu gọi tăng cường giao lưu văn hóa, xúc tiến sự đồng thuận trong lòng dân, đột phá sự hợp tác kinh tế đơn lẻ, hình thành mô hình giao lưu toàn diện, đa cấp, phát hiện và tạo cơ hội hợp tác trong quá trình giao lưu.