Hải quan Trung Quốc hỗ trợ trái cây Việt Nam nhanh chóng có mặt trên bàn ăn người dân Trung Quốc

CRI, December 5, 2022
Size:

Nhờ điều kiện vận tải thuận lợi và thị trường tiêu dùng to lớn, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của trái cây Việt Nam. Tháng 9 năm 2022,lô sầu riêng đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc, làm phong phú thêm chủng loại trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, làm thế nào để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, thông quan thuận lợi, luôn là một vấn đề thắc mắc của rất nhiều nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn nhân viên phụ trách Hải quan cửa khẩu Hữu nghị quan, Bằng Tường, Quảng Tây Trung Quốc, giới thiệu một số điều cần chú ý về việc xuất khẩu và vận tải hàng nông sản phẩm xuyên biên giới.

Phó phòng tại Ban quản lý giám sát Hải quan Hữu nghị quan Đặng Quang Bình nêu rõ, Trung Quốc đã có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, ban hành nhiều tiêu chuẩn quốc gia về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể tham khảo tiêu chuẩn liên quan trên trang web về dịch vụ công cộng tiêu chuẩn hàng nông sản phẩm Trung Quốc theo địa chỉ: https://www.sdtdata.com/fx/fmoa/tsLibList/Q22

Liên quan đến tiêu chuẩn, tiến hành xét nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây tại Việt Nam, để đảm bảo các nông sản phẩm xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn của Trung Quốc. Những sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn còn phải xin“Chứng nhận kiểm dịch động thực vật nhập cảnh Trung Quốc” với Tổng cục Hải quan Việt Nam trước khi xuất khẩu Trung Quốc.

Ông Đặng Quang Bình cho biết, với tiền đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến những yêu cầu về nhận dạng nhãn bao bì sản phẩm và khai báo hải quan,v.v. Lấy doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng Việt Nam làm ví dụ, các doanh nghiệp phải căn cứ yêu cầu“Thông báo về yêu cầu kiểm dịch thực vật sầu riêng Việt Nam nhập khẩu” của Hải quan Trung Quốc, mỗi một bao bì phải viết rõ các thông tin như loại trái cây, nước xuất khẩu, nơi sản xuất, vườn cây hoặc số khai báo, nhà máy đóng gói hoặc số đăng ký, v.v bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung, còn phải viết rõ một dòng chữ“Exported to the People’s Republic of China”(xuất khẩu sang nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa), vận chuyển bằng công-ten-nơ, đồng thời phải dán nhận dạng kiểm dịch và kiểm nghiệm.

Ông Đặng Quang Bình cho biết, sau khi được phép xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chọn những vườn trồng trái cây Việt Nam có đăng ký ở Cơ quan Hải quan Trung Quốc; khi hái quả phải rửa sạch trái cây và đóng gói, sử dụng vật liệu đóng gói sạch sẽ và vệ sinh, đồng thời phải sử dụng các biện pháp hữu hiệu như đánh sạch hoặc súng hơi cao áp để làm sạch vỏ trái cây, loại bỏ sinh vật gây hại bám trên vỏ trái cây,v.v; Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chuẩn bị sẵn các tài liệu khai báo như Giấy tờ kiểm dịch thực vật, giấy chứng minh nơi sản xuất, cũng như hợp đồng thương mại, hoá đơn do Cơ quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp, sau khi hàng hoá chuyển đến cửa khẩu biên giới, thì có thể khai báo xuất khẩu hàng hoá.

Vi các loại hàng nông sản phẩm như sầu riêng thuộc loại hàng tươi dễ hỏng, cần có yêu cầu cao về vận chuyển, dự trữ và thời gian thông quan. Phó phòng chuyên về nghiệp vụ tổng hợp Hải quan cửa khẩu Hữu nghị quan Lý Chính Luân cho biết, Hải quan Hữu nghị quan có“kênh màu xanh” nhập khẩu hàng nông sản phẩm tươi, thông qua việc thành lập cửa cấp dịch vụ ưu tiên khai báo, ưu tiên kiểm nghiệm, ưu tiên thông hành, đảm bảo các loại trái cây nhập khẩu được kiểm nghiệm tại chỗ, nhanh chóng xét nghiệm và thông quan đồng thời thực hiện việc cấp dịch vụ hẹn trước thông quan 24/24 giờ hàng ngày, để rút ngắn thời gian thông quan nhập khẩu trái cây, nỗ lực đảm bảo độ tươi ngon của trái cây nhập khẩu.

Ông Lý Chính Luân nhắc nhở các doanh nghiệp rằng, trong thời kỳ đại dịch Covid-19, cửa khẩu Hữu nghị quan đã triển khai mô hình vận chuyển hàng hóa không tiếp xúc, vì vậy, ông đề nghị doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước Trung-Việt phải tăng cường trao đổi, sử dụng cách“khai báo hai bước”, khai báo trước, chuẩn bị sớm, tăng số ô-tô vận tải và trao đổi chặt chẽ với tài xế lái thay, nâng cao hiệu suất đổi tài xé, giảm thời gian thông quan hàng hoá chờ ở cửa khẩu.