Chuyên gia hai nước Trung-Việt cùng bàn về sự lãnh đạo của Đảng và quản lý đất nước

CRI, December 6, 2021
Size:

Hai nước Trung-Việt núi sông liền một dải, có chế độ chính trị tương đồng khiến hai nước có nhiều đề tài phong phú xoay quanh sự lãnh đạo của Đảng và quản lý đất nước. Bất cứ là lãnh đạo tối cao hay chuyên gia học giả, hai nước đều có giao lưu sâu rộng trong lĩnh vực này. Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có hai cuộc điện đàm quan trọng trong năm nay, đã xác định hướng phát triển sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, cùng bảo vệ an ninh của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển sự nghiệp hai nước trong tình hình mới. Trong khi cả hai nước hướng đến mục tiêu phấn đấu trăm năm của mình, làm thế nào chuyển tính ưu việt chế độ xã hội chủ nghĩa thành hiệu quả quản lý đất nước, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống và năng lực quản lý đất nước, đây là những vấn đề quan trọng mà Đảng Cộng sản hai nước Trung-Việt đối mặt.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 thu thút sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước, trùng với mốc thời điểm then chốt kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tổng kết toàn diện thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hình thành một nghị quyết chính trị quan trọng“lấy lịch sử làm gương, kiến tạo tương lai”, trả lời một cách có hệ thống câu hỏi quan trọng“Vì sao Đảng Cộng sản có thể thành công, tại sao Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là tốt”, cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Đảng và giới học thuật Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo trực tuyến“Sự Lãnh đạo của Đảng Cộng sản với quản trị nhà nước: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đã giới thiệu những thành tựu, những biến động mang tính lịch sử trong sự nghiệp của Đảng và đất nước từ sau Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại sứ Hùng Ba cho rằng, kiên trì kết hợp nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của đất nước, kiên định đi con đường cách mạng phù hợp tình hình nước mình, xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm lịch sử quý báu mà hai Đảng Trung-Việt cùng sáng tạo trong lịch sử giao lưu hữu nghị gần 1 thế kỷ. Cùng nhau bảo vệ thành quả vĩ đại của công cuộc xây dựng và cách mạng chủ nghĩa xã hội hai nước là sự đảm bảo cơ bản cho quan hệ hai Đảng và hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.

Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang đã đánh giá cao những thành tựu phấn đấu 100 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, tiến tới mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá lớn mạnh. Nêu ra vấn đề, thách thức mới như phòng chống dịch bệnh, khôi phục kinh tế sau đại dịch,v.v, hai bên phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, cùng tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu hoàn thiện hệ thống quản lý đất nước, nâng cao năng lực quản lý đất nước. Việt Nam mong muốn cùng thực thi những nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo tối cao hai Đảng đã đạt được về tăng cường giao lưu kinh nghiệm điều hành đất nước, triển khai thảo luận sâu và nghiên cứu, hỗ trợ trí tuệ cho việc thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước Việt-Trung.

Viện trưởng Viện nghiên cứu triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Tài Đông cho rằng, xét từ góc độ lịch sử phát triển của hai Đảng và hai nước Trung-Việt, xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là một việc dễ dàng, đây là một công trình vĩ đại, cần tiến hành một cách bền vững và lâu dài, không thể vội vàng, phải nắm vững phương châm chính trị vững một cách đúng đắn, phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời phải phát huy mạnh mẽ tinh thần sáng tạo khai thác của quần chúng nhân dân.

Giáo sư Viện nghiên cứu xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cho biết, hai nước Trung-Việt đều là nước xã hội chủ nghĩa, tuy phương hướng phát triển giống nhau, nhưng con đường cụ thể lại khác nhau, cần phải thông qua việc tham gia những cuộc hội thảo như thế này để tăng cường giao lưu qua, đồng thời đề xuất hai bên sớm tổ chức nhân lực để biên soạn Biên niên sử của hai Đảng, tổng kết những thành tựu lịch sử mà hai Đảng đã đạt được nhằm tăng cường giao lưu và học hỏi lẫn nhau.