Trung Quốc và Việt Nam có triển vọng hợp tác rộng lớn trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và phát triển bền vững

CRI, October 8, 2021
Size:

Tính đa dạng sinh học là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Những năm gần đây, Trung Quốc áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để bảo tồn tính đa dạng sinh học, đồng thời hợp tác xuyên biên giới với nhiều quốc gia khác trong việc khôi phục hệ sinh thái. Trong đó, hai nước Trung Quốc và Việt Nam triển khai nhiều hợp tác trong các lĩnh vực bảo tồn tính đa dạng sinh học, cải thiện môi trường, đào tạo nhân tài v.v, phát huy vai trò tích cực, thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường của hai bên. Những học giả trong lĩnh vực này của Việt Nam đều ghi nhận những thành tích của Trung Quốc trong lĩnh vực bảo tồn tính đa dạng sinh học, đồng thời cho rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc có triển vọng hợp tác rộng lớn trong lĩnh vực này và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác.

Tiến sĩ Lưu Hồng Trường, Viện trưởng Viện Sinh thái Miền nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, gần đây truyền thông đưa tin về“Cuộc phiêu lưu của đàn voi hoang dã” Trung Quốc, ông cũng trở thành fan hâm mộ của đàn voi này. Tức lúc đàn voi“xuất quân” đến khi trở về an toàn, Trung Quốc đã huy động hàng loạt nguồn lực để hộ tống đàn voi. Điều này cho thấy,  Trung Quốc rất coi trọng công tác bảo tồn đàn voi châu Á. Cùng với việc chính phủ Trung Quốc áp dụng các hành động và chính sách mạnh mẽ thúc đẩy quản lý tính đa dạng sinh học, số lượng đàn voi châu Á ở Trung Quốc tăng dần trong bối cảnh tổng số voi châu Á trên toàn cầu đang giảm, từ 146 con vào năm 1976 tăng lên khoảng 300 con vào năm nay.

Ông Lưu Hồng Trường làm công tác nghiên cứu sinh thái ở Việt Nam trong nhiều năm. Ông rất quan tâm đến các biện pháp và thông tin mà Trung Quốc thực hiện để  bảo tồn tính đa dạng sinh học. Cách đây 10 năm, ông tham gia đoàn công tác do ông Vũ Ngọc Long, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam dẫn đầu thăm thị trấn Mạnh Luân tại Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thăm vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp của Viện Hàm lâm Khoa học Trung Quốc, Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Tây Song Bản Nạp và cùng nhân viên nghiên cứu của Trung Quốc trao đổi về dự án hợp tác bảo tồn tính đa dạng sinh học. Hai bên đã ký bản ghi nhớ về giao lưu và trao đổi chuyên viên nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, đào tạo nhân tài, điều tra chung xuyên biên giới về đa dạng sinh học khu vực.

Ông Lưu Hồng Trường cho biết, hai nước có niềm năng to lớn về hợp tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, đặc biệt là trao đổi và đào tạo nhân tài. Ông nói:

“Tôi biết một số giáo sư ở Trung Quốc đã giảng dạy, đào tạo cho một số nhà khoa học trẻ của Việt Nam, sau khi học xong về Việt Nam, hầu hết đều công tác  tốt. Ví dụ, Vườn thực vật Tây Song Bản Nạp đã giúp đào tạo ngắn hạn một số nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam, trong đó có 1 tiến sĩ làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Tiên”.

Ông Bạch Thanh Hải, Nguyên Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Cát Tiên Việt Nam, hiện là Giám đốc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong tỉnh Quảng Bình, Việt Nam chính là tiến sĩ mà ông Lưu Hồng Trường nhắc đến.

Năm 2013, ông học tiến sĩ ở Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp thuộc Viện Hàm lâm khoa học Trung Quốc. Ông nói:

“Ba năm du học tại Trung Quốc đã khiến tôi mở mang  kiến thức về khoa học lâm nghiệp. Việc trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế, tìm hiểu văn hóa, kiến thức bản địa của người Trung Quốc đã giúp tôi nâng cao kỹ năng nghiên cứu, viết báo cáo khoa học lâm nghiệp. Trung Quốc đã đạt những thành quả trong việc bảo tồn về đa dạng sinh học. Ví dụ như: Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đa dạng sinh học. Chính phủ quan tâm đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, đời sống người dân sống tại khu vực gần rừng  không ngừng được nâng cao. Hơn nữa, Chính phủ cũng rất quan tâm đến những người làm công tác bảo tồn”.

Hội nghị các bên ký kết“Công ước về đa dạng sinh học” Liên Hợp Quốc lần thứ 15  sẽ diễn ra tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tiến sĩ Bạch Thanh Hải rất mong đợi vào Hội nghị này, mong muốn hai nước Việt Nam-Trung Quốc có sự hợp tác ngày càng sâu rộng và tiến triển hơn nữa trong công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học.“Tôi mong muốn hai nước Trung Quốc -Việt Nam sau này có thể trao đổi những kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng luật và chính sách về lâm nghiệp,v.v. Hai bên có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường và ý thức chấp hành pháp luật ở cả hai nước.”