Vua Nam Việt đến Bắc Kinh, thưởng ngoạn đặc sắc và diện mạo Lĩnh Nam hơn 2000 năm trước tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc

CRI, August 18, 2021
Size:

Triển lãm thành quả khảo cổ nhà Tần và nhà Hán ở Quảng Châu ngày 10/8 khai mạc tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Triển lãm đã tập hợp hơn 330 cổ vật đời nhà Tần và nhà Hán được khai quật tại Quảng Châu, bao gồm các loại cổ vật quý được khai quật từ lăng mộ, hoàng cung vua Nam Việt cũng như các di chỉ khảo cổ nhà Tần và nhà Hán khác, đã tập trung phản ánh thành tích lớn của thành phố Quảng Châu trong công tác khảo cổ những năm qua.

Lăng vua Nam Việt ở Tượng Cương là lăng đá có khắc tranh màu với quy mô lớn nhất, cổ vật được khai quật đa dạng nhất và thời kỳ sớm nhất, là một trong những phát hiện quan trọng đối với khảo cổ đời nhà Hán Trung Quốc.

Điều kiện địa lý được thiên nhiên ưu đãi đã thai nghén lịch sử lâu đời và văn hóa xán lạn của khu vực Lĩnh Nam. Năm 214 trước công nguyên, vua Tần Thủy Hoàng thống nhất Lĩnh Nam, đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, sự hòa hợp của các dân tộc ở Lĩnh Nam cũng như khai thác đường biển phía Nam.

Cuối nhà Tần đầu nhà Hán, dưới sự quản lý dày công của các nhà thống trị nước Nam Việt, kinh tế - xã hội khu vực Lĩnh Nam tiếp tục phát triển vững chắc. Thời Hán Vũ Đế, khu vực Lĩnh Nam một lần nữa trở thành khu vực hành chính do triều đình Trung ương trực tiếp quản lý. Trải qua sự quản lý tích cực và dốc sức phát triển hơn 400 năm của các đời vua nhà Tần và nhà Hán, kinh tế - xã hội Lĩnh Nam có sự phát triển to lớn, thương mại trên biển và giao lưu văn hóa hết sức phồn thịnh. Quảng Châu trỗi dậy nhanh chóng, trở thành nơi tập kết hàng quan trọng và thành phố phồn thịnh về thương mại trong nước và ngoại thương, cũng là hòn ngọc sáng ngời nhất vùng miền Nam đời nhà Tần và nhà Hán.

Thời Tần – Hán, ngoài hàng trăm nghìn người nhập cư từ Trung Nguyên, người dân sinh sống tại Lĩnh Nam chủ yếu là người Việt bản xứ. Người Việt có nhiều dòng giống, dòng họ nhiều, các bộ tộc khá quan trọng gồm Âu Việt, Nam Việt, Lạc Việt....

Chế độ và chính sách dân tộc phù hợp tình hình thực tế như dân tộc Hán và người Việt kết hôn, nhập gia tuỳ tục... đã đặt nền tảng cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và hòa hợp dân tộc ở khu vực Lĩnh Nam.

Các phát hiện khảo cổ những năm qua khiến chúng ta tìm hiểu cụ thể hơn rất nhiều chi tiết của ngoại thương và hoạt động giao lưu đối ngoại ở Quảng Châu trong thời nhà Tần và nhà Hán. Di chỉ đóng tàu thời nhà Tần và nhà Hán ở Quảng Châu nói lên Trung Quốc lúc đó đã sở hữu ngành công nghiệp đóng tàu quy mô và kỹ thuật đóng tàu tiên tiến; kiến trúc đá được khai quật tại di chỉ hoàng cung nước Nam Việt có phần giống với kiến trúc phương Tây; lăng mộ nhà Hán ở Quảng Châu đã đào được một lượng lớn lò hun, hương liệu được đốt chủ yếu đến từ nước ngoài; hộp bạc, đồ trang sức vàng khảm ngọc, nhựa hương trầm, ngà voi châu Phi... được khai quật từ lăng mộ vua Nam Việt đều là hàng ngoại nhập thời kỳ đầu rất có đặc sắc. Một lượng lớn tượng Hồ Nhân Dõng đỡ đèn và đồ thủy tinh xuất hiện trong các lăng mộ quý tộc Nam Việt cũng là bằng chứng quan trọng về hoạt động đi lại và thương mại với nước ngoài.