Trung Quốc-ASEAN chung tay xây dựng khu vực ổn định

lmcchina.org, July 30, 2021
Size:

Vào năm 1991 Trung Quốc và ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại. Trong suốt 30 năm, hai bên đã không ngừng xây dựng ổn định khu vực, đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại, giao lưu văn hóa. Mối quan hệ song phương đã trở thành mối quan hệ hợp tác thành công nhất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những hình mẫu điển hình, mang lại lợi ích to lớn cho hơn 2 tỷ người tại 11 quốc gia trong khối ASEAN.

Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 1991 kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc - ASEAN là 7,96 tỷ đô la Mỹ. Trong suốt 30 năm qua, quan hệ kinh tế và thương mại song phương không ngừng được nâng cấp. Năm 2010, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã được hoàn thiện và sau đó ra mắt“phiên bản nâng cấp” vào năm 2019. Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương lại tăng trưởng ngược dòng đạt 684,6 tỷ đô la Mỹ, tạo bước đột phá lịch sử khi Trung Quốc-ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đạt 2,66 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quảng Tây có lợi thế về vị trí địa lý độc đáo, đồng thời có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với ASEAN. Kể từ năm 2017 khi tuyến đường sắt Trung Quốc - Việt Nam đi vào hoạt động, số lượng lớn trái cây từ Đông Nam Á đã được chuyển đến thị trường Trung Quốc từ cửa khẩu Bằng Tường. Trong vài năm trở lại đây, cảng Khâm Châu đã mở tuyến đường vận chuyển nhanh trái cây đến Thái Lan, Việt Nam và các nước khác, xây dựng một“tuyến đường cao tốc trên biển” thuận tiện cho hàng nông sản của Đông Nam Á tiếp cận Trung Quốc đại lục, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Cảng Vịnh Bắc bộ là cảng gần nhất ở phía Tây của Trung Quốc hướng với ASEAN và là cửa ngõ quan trọng cho sự kết nối của sáng kiến“Vành đai và con đường”. Trong nửa đầu năm nay, đã có tổng cộng 2.705 chuyến tàu và 269.000 container tiêu chuẩn được giao thương trên hành lang đường bộ, đường biển phía Tây mới, tăng lần lượt 112% và 319% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc và các nước ASEAN không chỉ cùng chung tay chống lại đại dịch, mà còn không ngừng trao đổi, hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại và văn hóa.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cung cấp, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào toàn bộ các ngành hàng của ASEAN năm ngoái đã tăng 52,1% so với năm trước. Sự phục hồi ổn định của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư ASEAN. Trong nửa đầu năm nay, đầu tư thực tế của ASEAN vào Trung Quốc đã tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái.