Ngôn tất tín, hành tất quả: Tư tưởng triết học Nho giáo được kế thừa và phát huy trong quản lý đất nước của hai nước Trung Quốc – Việt Nam

CRI, June 16, 2021
Size:

Danh ngôn thời cổ đại Trung Quốc:“Ngôn tất tín, hành tất quả”, có xuất xứ từ“Luận Ngữ”, tác phẩm kinh điển của Nho giáo hơn 2000 năm trước. Câu nói này có nghĩa là: lời nói phải được tin, hành động phải có kết quả, nói phải suy nghĩ cân nhắc, hành động phải kiên quyết. Việt Nam cũng có câu nói tương tự. Bác Hồ từng khẳng định:“Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được”, năm 1961, phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về kế hoạch nhà nước năm 1962, Bác Hồ yêu cầu:“Ta đã nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, đừng nói nhiều làm ít. Tập trung lực lượng vào làm cho được những cái chính...

Đúng vậy, đối với hai nước Trung Quốc – Việt Nam đều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo mà nói, việc có thể thực hiện đã nói sẽ làm hay không, là một thử thách đối với năng lực quản lý đất nước. Ở Trung Quốc, một ví dụ điển hình Chính phủ thực hiện cam kết là ấn định kế hoạch phát triển trong năm,“Quy hoạch phát triển 5 năm” thậm chí mục tiêu tầm nhìn hoặc mục tiêu phấn đấu lâu dài hơn, sau đó bảo đảm tính liên tục của chính sách, cuối cùng thực hiện quy hoạch. Có thể nói, đó là một tài sản vô hình.

Chính phủ hai nước Trung – Việt đều giỏi về ấn định và kiên trì hoàn thành kế hoạch, điều này khiến mọi người rất ấn tượng. Chẳng hạn như năm ngoái, trong tình hình khó khăn như vậy, phát triển kinh tế - xã hội của hai nước Trung – Việt đều giành được thành tích hết sức quý báu. Năm 2020, đối mặt với dịch COVID-19 và tình hình thiên tai lũ lụt nghiêm trọng, Trung Quốc thực hiện cam kết xóa nghèo cùng cực đúng thời hạn, đã thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm, điều này thật không dễ đạt được.

Đó là dựa vào bộ máy Chính phủ của hai nước Trung – Việt. Ban lãnh đạo từ thế hệ này đến thế hệ sau hoàn thành đổi khóa trong các thế hệ, có trật tự, cùng một mục tiêu, bảo đảm quy hoạch có thể kế tiếp hoàn thành. Nói một cách chính xác hơn, đó là một sự thể hiện của tư tưởng triết học Nho giáo từ trước đến nay. Câu“Ngôn tất tín, hành tất quả” do Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo trước hơn 2000 năm nêu ra, ở Trung Quốc và Việt Nam, tư tưởng triết học kinh điển của Nho giáo trong hệ thống tư tưởng quản lý đất nước luôn được kế thừa và phát huy nhất trí và liên tục.

Đây quả thực là điều độc đáo trong hệ thống quản lý đất nước của hai nước Trung – Việt. Cách đây không lâu, khi trả lời phóng viên CGTN, ông Laurence Brahm, học giả kinh tế - chính trị người Mỹ cũng đề cập tính liên tục trong chính sách bảo đảm Trung Quốc có thể thực hiện kế hoạch phát triển đã định. Mời các bạn theo dõi.

 Hiện nay,“Quy hoạch phát triển 5 năm” lần thứ 14 của Trung Quốc đã bắt đầu thực thi, từ tăng trưởng bền vững đến cam kết trung hòa các-bon, lượng phát thải các-bon đi-ô-xít đạt đỉnh cũng như tiến bộ của khoa học công nghệ, tin rằng Trung Quốc nhất định sẽ giữ lời cam kết, thực hiện cam kết. Đây sẽ là niềm hạnh phúc của người dân Trung Quốc, sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.