Tôn trọng lao động là văn hoá truyền thống của hai nước Trung –Việt

CRI, May 6, 2021
Size:

Trong thời gian Ngày Quốc tế Lao động, bạn có những chương trình gì? Đối với người dân Trung Quốc mà nói, Ngày Quốc tế Lao động là một ngày lễ rất quan trọng, là ngày nghỉ trong cả nước theo luật định, thể hiện sự tôn trọng đối với người lao động. Việt Nam cũng rất tôn trọng người lao động, tôn trọng lao động là văn hoá truyền thống của hai nước Trung – Việt. Chắc hẳn các bạn đã từng một lần nghe đến câu nói của Việt Nam "Lao động là vinh quang". Trước thềm Ngày Quốc tế Lao động hàng năm, Trung Quốc đều tuyên dương hàng nghìn cá nhân và tập thể trong cả nước có thành tích xuất sắc. Năm nay tuyên dương 2900 cá nhân và tập thể, con số của năm ngoái là 1600, họ đã được trao giấy chứng nhận và huân chương lao động. Những người trong các ngành nghề khác nhau, tất cả đều có thể được bình chọn. Khi tọa đàm với các đại biểu anh hùng lao động, Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng cho biết,“Lao động không có sự khác biệt về cao hay thấp, bất cứ nghề nghiệp nào đều rất vinh quang. Bất cứ làm nghề gì đều cần yêu nghề đấy, đi sâu nghiên cứu. Chỉ cần làm đến nơi đến chốn, cần cù chăm chỉ, trên cương vị bình thường cũng có thể thực hiện thành tích phi thường”.

“Trên cương vị bình thường thực hiện thành tích phi thường”, người lao động của hai nước Trung – Việt đều đã thực hiện câu nói này như vậy. Ông Hùng Quế Lâm, người được trao danh hiệu“Anh hùng lao động” của năm ngoái, ông là một bưu tá bình thường, nơi mà ông phụ trách là một trong những thị xã xa nhất và kém phát triển nhất của thành phố Vũ Hán. Sau khi bùng phát dịch Covid-19, ông nghĩ mọi cách mua các vật tư phòng hộ như khẩu trang, cồn sát khuẩn, v.v, cho dân làng, và đưa đến tận nhà... Trước đây còn từng tuyên dương công nhân dọn nhà vệ sinh, nhân viên bán hàng, chỉ cần làm ra thành tích xuất sắc trên cương vị của mình, đều có thể trở thành anh hùng lao động, đều là tấm gương của nhân dân.

Hai nước Trung – Việt từ xưa đến nay đều có những ghi chép về lao động, cách đây 2700 năm trước Trung Quốc đã ghi lại điển tích về lao động,“dân sinh tại cần, cần tắc bất quỹ”, có nghĩa là nền tảng cuộc sống của nhân dân là cần cù lao động, miễn là cần cù lao động thì sẽ không thiếu ăn thiếu mặc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng trích dẫn điển tích này.

“Lao động là hoạt động bản chất của nhân loại,‘dân sinh tại cần, cần tắc bất quỹ.’ Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lao động cần cù, giỏi về sáng tạo.”

Cổ ngữ và điển tích như vậy có thể dạy dỗ thế hệ trẻ, và truyền từ đời này sang đời khác. Nói đến thế hệ trẻ, ngày 4/5 là Ngày Thanh niên Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng gửi lời tới lớp trẻ,“Phấu đấu là màu nền rực rỡ nhất của tuổi trẻ”. Đồng chí Tập Cận Bình nói như vậy cũng làm như vậy. Thập niên 70 thế kỷ trước, Trung Quốc khuyến khích thanh niên trí thức“lên núi xuống nông thôn”, đưa những thanh niên sinh sống ở thành phố xuống nông thôn, tôi luyện ý chí của họ trong khi làm nông nghiệp, xây dựng đất nước. Năm 1969, đồng chí Tập Cận Bình khi đó mới 16 tuổi đã đến sinh sống và lao động sản xuất tại nông thôn ở tỉnh Thiểm Tây, miền tây bắc Trung Quốc, và ở đó suốt 7 năm liền, trồng hoa màu, chở than, xây đập, gánh phân... cùng ăn cùng ở cùng lao động với bà con nông dân, ghi lại dấu chân phấn đấu trong tuổi thanh xuân của đồng chí.

Nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động và Ngày Thanh niên Trung Quốc, xin chúc mỗi người lao động đều mãi mãi xanh tươi, và thành công trong sự nghiệp.