Hai nước Trung-Việt không hẹn trước mà cùng chung mục tiêu về phát triển xanh

CRI, April 28, 2021
Size:

Nhân dịp Ngày Trái đất, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại“Hội nghị thượng đỉnh khí hậu” được tổ chức theo hình thức trực tuyến, một lần nữa cùng nhà lãnh đạo các nước tập trung vào các vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân toàn cầu.

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng mà cả thế giới quan tâm hiện nay, đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế, xã hội và môi trường sinh sống toàn cầu.

Lâu nay, Trung Quốc kiên định thực tiễn chủ nghĩa đa phương, cố gắng thúc đẩy xây dựng hệ thống quản trị môi trường toàn cầu công bằng hợp lý, hợp tác cùng thắng, là người tham gia, đóng góp, dẫn dắt xây dựng văn minh sinh thái toàn cầu.

Bên cạnh đó, là nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc vừa phải thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phải giảm phát thải thiết thực. Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức tuyên bố Trung Quốc sẽ phấn đấu thực hiện đạt đỉnh về lượng khí thải CO2 trước năm 2030, thực hiện trung hòa các-bon trước năm 2060. Hiển nhiên, thời gian từ thực hiện đạt đỉnh lượng khí thải CO2 đến trung hòa các-bon mà Trung Quốc cam kết ngắn hơn nhiều so với các nước phát triển. Vì vậy, Trung Quốc càng phải phấn đấu gian khổ hơn.

Cùng là nước đang phát triển, Việt Nam và Trung Quốc không hẹn trước mà cùng chung mục tiêu về phát triển xanh.

Hiện nay, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu một số thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên như bão, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa, nhiễm mặn v.v. Những khí hậu cực đoan này tác động nặng nề tới cuộc sống của người dân địa phương và phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó, Việt Nam được cho là một trong những nước bị tác động nặng nề bởi khí hậu, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tác động nhất bởi mực nước biển dâng lên.

Báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020 do tổ chức phi chính phủ Đức Germanwatch công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 nêu rõ, từ năm 1999 đến 2018, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới với 29,83 điểm. 20 năm qua, các nơi Việt Nam cả thảy đã xảy ra 226 lần sự kiện thời tiết cực đoan, trung bình mỗi năm có 285,8 người chết, gây thiệt hại kinh tế 2 tỷ 18 triệu USD.

Chính phủ Việt Nam đã nhận thức và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và thực thi mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu để ứng phó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tiềm tàng do biến đổi khí hậu gây nên.

Ngay từ tháng 11 năm 2016, Việt Nam đã phê chuẩn“Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu”, cam kết đến năm 2030 giảm 8% lượng khí thải CO2 so với phương án phát triển turyền thống, giảm 25% dưới sự ủng hộ của quốc tế. Trước khi phê chuẩn“Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu”, Chính phủ Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn thực hiện tăng trưởng các bon thấp, chứ không phải phát triển một cách mù quáng, thái quá, hy sinh môi trường sinh sống vì phát triển kinh tế, điều này không hẹn trước mà trùng hợp với quan niệm phát triển xanh“non xanh nước biếc tức là núi vàng núi bạc” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Điều đáng nói là, chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn mở rộng“Chiến lược tăng trưởng xanh nhà nước” (2011-2020)và quy hoạch tầm nhìn năm 2050, lấy xây dựng kinh tế hiệu quả cao và bền vững làm mục tiêu, thực thi chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia.

Trái đất là ngôi nhà sinh sống duy nhất của nhân loại, tất cả các nước trong đó có hai nước Trung Quốc và việt Nam đều nên chung tay ứng phó biến đổi khí hậu, cùng thực hiện phát triển xanh, không những có chung mục tiêu phát triển, mà càng phải cùng bàn, cùng phối hợp, để lại một thế giới sạch, đẹp cho con cháu mai sau.