Hợp tác nông nghiệp Lan Thương – Mekong: 5 năm vun xới

lmcchina.org, April 9, 2021
Size:

Năm nay là 5 năm khởi động cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong. Nông nghiệp và giảm nghèo là một trong 5 lĩnh vực lớn trong hợp tác Lan Thương - Mekong. Điều kiện địa lý và khí hậu tiểu vùng Lan Thương – Mekong ưu việt, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Sáu nước có chung nguyện vọng thiết tha là giải quyết vấn đề đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy nông thôn phát triển bền vững, với nhu cầu hợp tác vô cùng to lớn. Với cơ chế Hợp tác Lan Thương – Mekong, không gian và triển vọng hợp tác của 6 nước rất rộng lớn.

Xây dựng cơ chế hoàn thiện hơn. Năm 2017, Tổ công tác liên hợp nông nghiệp Hợp tác Lan Thương – Mekong được thành lập, phát huy tác dụng điều tiết trong việc thúc đẩy trao đổi chính sách và kết nối chiến lược hợp tác nông nghiệp Lan Thương – Mekong giữa 6 quốc gia. Tháng 1-2019, Trung tâm hợp tác nông nghiệp Lan Thương – Mekong chính thức được thành lập. Mục tiêu của Trung tâm là phục vụ sự phát triển bền vững nông nghiệp Tiểu vùng Lan Thương – Mekong, phát huy tác dụng điều tiết và hỗ trợ mang tính khu vực, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp thiết thực.

Thiết kế tầng đỉnh bước đầu được hình thành. Tháng 1-2020, ngành nông nghiệp 6 nước chính thức thông qua Kế hoạch hành động 3 năm hợp tác nông nghiệp Lan Thương – Mekong (2020-2022). Sáu nước sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: đối thoại chính sách nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông nghiệp, hợp tác thương mại nông sản và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tư nhân, bồi dưỡng năng lực và chia sẻ tri thức cùng các lĩnh vực ưu tiên khác, để cùng nâng cao trình độ phát triển nông nghiệp của các nước thành viên.

Giao lưu kỹ thuật đem lại lợi ích cho các bên. Tận dụng nhiều phương thức như trạm thí nghiệm các loại giống cây trồng ưu việt, khu nông nghiệp mẫu, triển khai công tác mở rộng chủng loại và kỹ thuật ưu việt giữa các nước thành viên nhằm dẫn dắt và thúc đẩy tăng sản lượng và thu hoạch nông nghiệp cho các nước. Triển khai công tác giao lưu đào tạo xoay quanh các lĩnh vực như bồi dưỡng nhân lực nông nghiệp vùng nhiệt đới, phòng chống dịch bệnh nông sản xuyên biên giới, khí mê tan, quản trị nguy cơ thuốc trừ sâu,... cung cấp kinh nghiệm có thể tham khảo và chia sẻ kỹ thuật vì sự phát triển nông nghiệp của các nước.

Chương trình “Bội thu Lan Thương – Mekong” được xúc tiến tập trung và ổn định. Với sự trợ giúp của Quỹ đặc biệt Hợp tác Lan Thương – Mekong, 6 nước đã triển khai hàng trăm chương trình hợp tác nông nghiệp liên quan đến các lĩnh vực trồng lúa nước, cao su, rau quả; phòng chống sâu bệnh; chăn nuôi; bảo vệ môi trường ngư nghiệp; gia công nông sản; xúc tiến mậu dịch; phát triển nông thôn và giảm nghèo; bồi dưỡng năng lực;... đạt nhiều thành quả.

Hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp tăng trưởng ngược dòng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch mậu dịch nông sản năm 2020 giữa Trung Quốc và 5 nước Mekong vẫn đạt 23,75 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 13,08 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,66 tỷ USD, tăng trưởng 16,5% và 7% so với cùng kỳ.

Đồng thời với việc tổng kết kinh nghiệm và thành quả đã đạt được, hợp tác nông nghiệp Lan Thương – Mekong hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường hợp tác, không ngừng nâng cao mức độ hợp tác.