HỢP TÁC SÔNG LAN THƯƠNG – MEKONG

lmcchina.org, March 10, 2021
Size:


Giới thiệu sơ lược

Hợp tác Sông Lan Thương – Mekong (dưới đây gọi tắt là LMC) là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới, do Trung Quốc và 5 nước sông Mekong cùng khởi xướng và xây dựng, nhằm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị giữa 6 quốc gia; thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực; có lợi cho tiến trình nhất thể hóa ASEAN và nhất thể hóa khu vực; đóng góp cho hợp tác Nam – Nam, thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Các bên sẽ cùng nhau nỗ lực để xây dựng cộng đồng chung vận mệnh của các nước Lan Thương – Mekong, đưa LMC trở thành“thương hiệu vàng” về việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh châu Á và là nền tảng quan trọng xây dựng“Vành đai và Con đường”.

Bối cảnh hợp tác

Lưu vực Lan Thương–Mekong là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển nhất ở châu Á và trên thế giới. Sông Lan Thương và sông Mekong là một con sông mang hai tên gọi, là dòng chảy xuyên quốc gia quan trọng giữa Trung Quốc với Bán đảo Đông Dương. Con sông này khởi nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng Trung Quốc, đầu nguồn của nó nằm trong địa phận Ngọc Thụ, Thanh Hải Trung Quốc với tên gọi là Sông Lan Thương. Khi ra khỏi địa phận Vân Nam, các nước hạ nguồn gọi đó là sông Mekong, lần lượt chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tổng chiều dài con sông là 4.880 km, diện tích lưu vực rộng 795.000 km2, dân cư sinh sống trong lưu vực sông là 326 triệu người. Năm nước tiểu vùng sông Mekong có tổng dân số 230 triệu người, GDP hơn 600 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gần 7%. Sáu nước Lan Thương – Mekong sơn thuỷ tương liên, văn hóa tương thông, tình cảm láng giềng hữu nghị truyền thống sâu sắc, lợi ích an ninh và phát triển gắn bó lâu đời.

Quá trình phát triển

Năm 2012, Thái Lan nêu sáng kiến phát triển bền vững tiểu vùng Sông Lan Thương – MeKong, Trung Quốc tích cực hưởng ứng. Tháng 11 năm 2014, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất việc xây dựng cơ chế đối thoại hợp tác Lan Thương – Mekong, nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của 5 nước sông Mekong. Ngày 23-3-2016, Hội nghị cấp cao Hợp tác Lan Thương – Mekong lần thứ nhất được tổ chức thành công tại thành phố Tam Á – Hải Nam với sự tham gia của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha, Thủ tướng Campuchia Hunsen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Thủ tướng Myanma Sai Mauk Kham, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Bình Minh. Hội nghị lấy chủ đề là“Chung một dòng sông, gắn bó chung vận mệnh”, thông qua Tuyên bố chung Tam Á Hội nghị cấp cao lần thứ nhất Hợp tác Lan Thương – Mekong: xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh giữa các nước Lan Thương– Mekong theo hướng hòa bình và phồn thịnh, tuyên bố chính thức khởi động cơ chế LMC.

Tôn chỉ

LMC nhằm tiêu chí thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các nước ven sông Lan Thương - Mekong, thúc đẩy mang lại lợi ích cho nhân dân các nước, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, ủng hộ xây dựng cộng đồng chung ASEAN và thúc đẩy thực hiện chương trịnh nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, xúc tiến hợp tác Nam – Nam. Trong khuôn khổ“người đứng đầu dẫn dắt, phủ rộng toàn phương vị, các bộ ngành cùng tham gia”, vận hành theo mô thức chính phủ chỉ đạo, đa thành phần tham gia, lấy dự án hợp tác làm gốc, cơ chế hợp tác nhằm tiêu chí xây dựng cộng đồng chung vận mệnh giữa các nước Lan Thương – Mekong theo hướng hòa bình và phồn thịnh, tạo dựng hình mẫu quan hệ quốc tế mới điển hình với đặc trưng là hợp tác cùng thắng.

Đặc điểm hợp tác

Đặc điểm LMC là thiết thực, hiệu quả cao và lấy dự án làm gốc. Từ sau khi khởi động vào tháng 3-2016 đến nay, cơ chế đã tiến triển nhanh chóng, thể hiện“tốc độ Lan Thương – Mekong” và“hiệu suất Lan Thương – Mekong”, bồi đắp văn hóa Lan Thương – Mekong là“đối xử bình đẳng, tương trợ chân thành, tình thân một nhà”.

Tiến trình triển khai chủ yếu

LMC xây dựng cơ cấu hợp tác đa tầng nấc, nhiều lĩnh vực, bao gồm hội nghị cấp cao, hội nghị ngoại trưởng, hội nghị quan chức cao cấp và tổ công tác từng lĩnh vực, xác lập khung hợp tác“3+5”, tức là 3 trụ cột: chính trị và an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội văn hoá và giao lưu con người, ưu tiên triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và giảm nghèo. Đến nay, LMC đã tổ chức tổng cộng một hội nghị cấp cao, hai hội nghị ngoại trưởng, hai hội nghị quan chức cao cấp, sáu hội nghị tổ công tác ngoại giao; tổ công tác Liên hợp trong các lĩnh vực kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp, giảm nghèo đã được thành lập và đi vào hoạt động. Các ban ngành ngoại giao 6 nước đều đã thành lập ban thư ký quốc gia hoặc cơ cấu điều phối LMC. Trung tâm hợp tác quản lý tài nguyên nước Lan Thương – Mekong, trung tâm hợp tác an ninh thực thi pháp luật lưu vực sông Lan Thương – Mekong, trung tâm hợp tác bảo vệ môi trường Lan Thương– Mekong đã lần lượt được thành lập.

“Khung hợp tác 3+5”

Từ sau Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương – Mekong tháng 3-2016 đến nay, 6 nước Lan Thương – Mekong đã cùng nhau tạo dựng“khung cơ chế hợp tác Lan Thương – Mekong”, thông qua văn kiện chung, xác định 3 trụ cột về: chính trị và an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội văn hoá và giao lưu con người với 5 phương hướng ưu tiên là kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và giảm nghèo, thực hiện nhiều dự án có lợi cho dân sinh, tạo cơ sở vững chắc cho hợp tác toàn diện, lâu dài. Khung cơ chế này được gọi tắt là“Khung hợp tác 3+5”.

Giới thiệu sơ lược về Ban Thư ký Trung Quốc LMC

Ngày 10-3-2017, Ban Thư ký Trung Quốc LMC được thành lập tại Bắc Kinh, là cơ cấu điều phối tham gia LMC của Trung Quốc. Cơ cấu này được đặt trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đảm đương 4 chức năng chủ yếu là quy hoạch, điều phối, thực hiện và tuyên truyền. Cụ thể là: quy hoạch xây dựng cơ chế và hợp tác thiết thực; điều phối liên lạc các bộ ngành và chính quyền địa phương Trung Quốc với các nước sông Mekong để xúc tiến hợp tác; phê duyệt Quỹ đặc biệt LMC, xúc tiến thực hiện các dự án hợp tác; đồng thời với việc làm tốt công tác tuyên truyền, không ngừng mở rộng ảnh hưởng của cơ chế hợp tác. Từ khi thành lập đến nay, Ban Thư ký không ngừng phát huy tác dụng, thúc đẩy và tham gia nhiều hoạt động cũng như dự án trong khuôn khổ LMC.

Ngày 12-6-2017, Văn phòng liên lạc Vân Nam thuộc Ban Thư ký Trung Quốc LMC được thành lập và đặt tại Văn phòng đối ngoại Vân Nam. Làm cơ cấu phối hợp của tỉnh Vân Nam để tham gia hoạt động LMC, Văn phòng liên lạc Vân Nam này là cơ cấu phối hợp địa phương đầu tiên được thành lập trong 6 nước Lan Thương – Mekong.

Ban Thư ký Trung Quốc LMC đã thiết lập tài khoản Wechat công chúng chính thức (tên tài khoản:澜沧江—湄公河合作中国秘书处) và website chính thức của LMC.

Phương thức liên lạc:

Ban Thư ký Trung Quốc hợp tác Lan Thương – Mekong

Lancang-Mekong Cooperation China Secretariat

Địa chỉ: số 2 Đại lộ Triều Dương Nam môn, Bắc Kinh, Trung Quốc

Điện thoại liên lạc: 0086-10-65964129

Email: lmc-china@mfa.gov.cn